Dù đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa, có người đại diện trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử nhưng ông Trần Quý Thanh - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát sẽ vẫn phải có mặt để trực tiếp trả lời những câu hỏi tại phiên tòa vào sáng mai 3.8.

Đại án 9.000 tỉ: Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát bắt buộc phải có mặt

Hồ Phước Đông | 02/08/2016, 19:30

Dù đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa, có người đại diện trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử nhưng ông Trần Quý Thanh - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát sẽ vẫn phải có mặt để trực tiếp trả lời những câu hỏi tại phiên tòa vào sáng mai 3.8.

Chiều 2.8, phiên tòa xét xử bị cáoPhạm Công Danh và đồng phạm gâythất thoát 9.000 tỉđồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục diễn ra.

Trong phiên xét hỏi này, Hội đồng xét xử vàđại diện ViệnKSND giữ quyền công tố tại phiên tòa chủ yếu hỏi bị cáoPhạm Công Danh những vụ việc liên quan đến việc VNCB cho nhóm bà Bích vay 5.190 tỉ, việc bị cáo vay nhóm này bằng đúng số tiền nói trên.

Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ông Trần QuýThanh - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát,cha củabà Trần Ngọc Bíchđã có giấy triệu tập của tòa. Nhưngông Thanh đã có đơn xin vắng mặt vì lýdo sức khỏe, cử người đại diện tới phiên tòa trả lời một số câu hỏi của Hội đồng xét xử.

Tuy nhiên, vì tính chất nghiêm trọng của vụ án, cùng với việc ông Thanhnắm rõ sự việc liên quan đến vụ án, thẩm phán Phạm Lương Toản - Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM chủ tọa phiên tòađã yêu cầu trong phiên tòa sáng 3.8 ông Trần Qúy Thanh phải có mặt, qua đó làm rõ việc nhóm bà Bích dùng sổ tiết kiệm vay 3.100 tỉđồng vào ngày 21.6.2013, sau đó chuyển cho Phạm Công Danh. Đến ngày 21.8.2013, đến hạn tất toán khoản tiền 3.100 tỉđồng, nhưng nguyên Chủ tịch VNCB (ông Danh)không thể chỉ trả. Trả lời trước Hội đồng xét xử, bị cáoPhạm Công Danh cho rằng trước đó mình đã chi trả hơn 3.600 tỉđồng cho nhóm Phú Mỹ (nhóm sở hữu Ngân hàng Đại Tín, đứng đầu là bà Hứa Thị Phấn, tiền thân của VNCB) để mua lại gần 85% cổ phần và 2 bất động sản ở huyện Nhà Bè và quận 2.Bị cáoPhạm Công Danh cho biết sẽ bán 2bất động sản này để thu về khoảng 7.000 tỉđồng, sau đó thanh toán cho nhóm bà Bích. Tuy nhiên, cũng trong thời gian nói trên, nguyên Chủ tịch VNCB nhận được quyết định số tài sản ấy đã bị cơ quan chức năng phong tỏa.

Theo lời khai của Phạm Công Danh, chính vì thế, đến ngày 21.8.2013, VNCB tiếp tục cho nhóm bà Bích mượn 3.100 tỉđồng. Số tiền này được chuyển qua tài khoản củabị cáo, rồi từ đây Danh thêm vào 60 tỉtiền lãi chuyển vào tài khoản ông Thanh 3.160 tỉđồng. Từ đây, ông Thanh dùng số tiền nhận đượctrả nợ gốc, lãi cho nhóm bà Bích. Bằng cách thức tương tự, ngày 26.8, VNCB tiếp tục cho nhóm bà Bích vay 2.090 tỉđồng để tất toán khoản nợ vay ngày 26 và 20.7.2013. Trả lời trước Hội đồng xét xử, bị cáoPhạm Công Danh cho rằng số tiền này chỉ lòng vòng trong hệ thống ngân hàng chứ không được rút ra ngoài. Chínhông Thanh là người ký quyết định chuyển khoản, thanh toán số tiền nợ của bà Bích nên ôngphải trực tiếp có mặt tại tòa trả lời những câu hỏi liên quan đến vụ án.

Cũng trong phiên tòa buổichiều, bà Bích tái khẳng định số tiền chuyển cho ông Danh là cho Phạm Thùy Trang (tức Trang phố núi) mượn. Việc chuyển vào tài khoản nguyên Chủ tịch VNCB là do Trang chỉ định, bản thân không có mối quan hệ cho vay nào với ông Danh. Ngược lại, ông Danh cho rằng giữa mình và cha con bà Bích là có mối quan hệ vay mượn rõ ràng.Hiện mối quan hệ này vẫn đang được làm rõ trong phiên xét xử này.

Theo nội dung vụ án,trung tuần tháng 11.2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu.

Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.000 tỉđồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉkhông có hồ sơ vay, rút 903 tỉđồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỉđồng.

Ngoài những vi phạm nói trên, bị cáoPhạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỉđồng khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỉđồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.

Nghinh Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án 9.000 tỉ: Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát bắt buộc phải có mặt