Giám đốc tài chính Huawei - Mạnh Vãn Châu sẽ trở lại tòa Canada vào ngày 1.3 cho giai đoạn cuối cùng các tranh luận trong vụ án đòi dẫn độ bà sang Mỹ. Phiên tòa sẽ tập trung vào việc liệu vụ bắt giữ 'Công chúa Huawei' có động cơ chính trị không và liệu việc lạm dụng quy trình có xảy ra trong thời gian bà bị giam giữ không.

‘Công chúa Huawei’ lại hầu tòa, phó chủ tịch công kích ông Trump

Nhân Hoàng | 01/03/2021, 20:21

Giám đốc tài chính Huawei - Mạnh Vãn Châu sẽ trở lại tòa Canada vào ngày 1.3 cho giai đoạn cuối cùng các tranh luận trong vụ án đòi dẫn độ bà sang Mỹ. Phiên tòa sẽ tập trung vào việc liệu vụ bắt giữ 'Công chúa Huawei' có động cơ chính trị không và liệu việc lạm dụng quy trình có xảy ra trong thời gian bà bị giam giữ không.

Năm nay 49 tuổi, ái nữ của người sáng lập kiêm CEO Huawei - Nhậm Chính Phi bị chính quyền Trump cáo buộc đã gây hiểu lầm cho HSBC về các giao dịch kinh doanh của công ty Trung Quốc ở Iran, khiến ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mạnh Vãn Châu đã bị bắt tại sân bay Vancouver (Canada) vào tháng 12.2018 theo lệnh của Mỹ và hiện bị quản thúc tại một trong những khu vực giàu có nhất thành phố này trong khi vụ việc của bà được đưa ra các tòa án Canada.

Các luật sư của Mạnh Vãn Châu cáo buộc rằng việc lạm dụng quy trình đã diễn ra dẫn đến việc bà bị bắt. Họ cho rằng những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump khi đó có nghĩa là trường hợp của Mạnh Vãn Châu có động cơ chính trị và bà sẽ không được xét xử công bằng ở Mỹ. Họ yêu cầu vụ án dẫn độ Mạnh Vãn Châu sang Mỹ phải bị hủy bỏ.

Sau lời khai từ các quan chức xuất nhập cảnh Canada và các sĩ quan cảnh sát liên quan đến vụ án vào cuối năm 2020, 5 ngày điều trần sắp tới tại Tòa án Tối cao British Columbia ở Vancouver (Canada) sẽ tập trung vào cáo buộc ông Trump can thiệp vào vụ án, các vấn đề nổi cộm từ lời khai của nhân chứng và các hành vi lạm dụng khác ở quy trình tranh luận.

Khi bạn nhìn vào cách Tổng thống Trump chính trị hóa Bộ Tư pháp - khi bạn nhìn vào những người mà ông ấy chọn để ân xá - bạn hiểu rằng trong mắt ông ấy, hệ thống tư pháp là một công cụ để đạt được những gì ông muốn, thưởng cho những người ông muốn và trừng phạt ai ông muốn”, Alykhan Velshi, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề doanh nghiệp của Huawei Canada, công kích cựu Tổng thống Mỹ.

Alykhan Velshi gọi vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu là “một lớp học chuyên về cách vi phạm quyền của một người”.

Không có bình luận ngay lập tức từ Bộ Tư pháp Canada.

cong-chua-huawei-lai-hau-toa.jpg
Bà Mạnh Vãn Châu được mệnh danh là 'Công chúa Huawei'

Với việc Trump không còn tại vị, các công tố viên Canada gần đây đã đệ trình lên lập luận rằng cáo buộc này không còn phù hợp.

Các sự kiện dựa trên nó - tuyên bố của một tổng thống không còn đương chức, về khả năng can thiệp trong trường hợp này chưa từng xảy ra, với mục đích đạt được một thỏa thuận thương mại mà từ lâu đã được đàm phán thành công - không còn trong quá khứ, hiện tại hay tương lai ảnh hưởng đến các thủ tục tố tụng này”, các công tố viên cho biết trong một hồ sơ được công bố vào ngày 18.2.

Việc Canda bắt giữ Mạnh Vãn Châu đã gây ra căng thẳng với Trung Quốc. Ngay sau đó, Trung Quốc đã giam giữ hai người Canada, họ tiếp tục bị hạn chế tiếp cận với cố vấn pháp lý hoặc các quan chức ngoại giao.

Phán quyết về việc liệu có dẫn độ Mạnh Vãn Châu sang Mỹ hay không dự kiến sẽ có vào tháng 5.

Hôm 25.2, Tim Danks, Phó chủ tịch Huawei Technologies USA về quản lý rủi ro và quan hệ đối tác, tiết lộ Huawei hy vọng sẽ có cuộc đàm phán với chính quyền Biden "tách biệt với Trung Quốc" để giải quyết các vấn đề bao gồm lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ với công ty và việc giam giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của họ. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Thư CEO Huawei ca ngợi công nghệ Mỹ được công bố sau khi ông Biden thành tổng thống
Người sáng lập kiêm CEO Huawei - Nhậm Chính Phi nhận xét rằng Mỹ vẫn là “ngọn hải đăng của công nghệ” và công ty Trung Quốc xem xét cắt giảm sản phẩm sau các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Công chúa Huawei’ lại hầu tòa, phó chủ tịch công kích ông Trump