Công nghệ số giúp xóa nhòa các giới hạn, tạo ra môi trường làm việc số không có khoảng cách.

Công nghệ số xóa nhòa giới hạn

Thu Anh | 03/06/2021, 16:22

Công nghệ số giúp xóa nhòa các giới hạn, tạo ra môi trường làm việc số không có khoảng cách.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những công nghệ số đột phá, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thay đổi mạnh mẽ cách thức con người sống và làm việc.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), công nghệ số đã tạo một cuộc cách mạng đột phá làm “phẳng hóa” sơ đồ tổ chức hình cây truyền thống, xóa nhòa các giới hạn, tạo ra môi trường làm việc số không có khoảng cách. Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, công nghệ số góp phần quan trọng cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

cong-nghe-so-xoa-nhoa-gioi-han.jpg
Ảnh: Internet

Hiện các trường học, doanh nghiệp vẫn có thói quen sử dụng Zoom; nếu không phải là Zoom, các giải pháp khác như Microsoft Teams hay Google Meet mới là những thứ được ưu tiên chứ không phải sản phẩm của người Việt. 

Tuy nhiên, ứng dụng này từng trở thành tâm điểm chỉ trích khi để lộ lọt thông tin cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng, bị tố chuyển dữ liệu cho Facebook và bị các cơ quan chính phủ Anh, Mỹ cấm sử dụng vì lỗ hổng bảo mật. Nhưng sau tất cả, Zoom vẫn tăng trưởng với số lượng hàng triệu người dùng hàng ngày…

Bộ TT-TT là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, đồng thời cũng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số. Cục An toàn thông tin nhận thấy công nghệ số giúp giảm bớt khâu trung gian, cơ quan Nhà nước chỉ đạo điều hành, hành động nhanh hơn, kịp thời hơn.

Cụ thể, nhiều cơ quan Nhà nước tiên phong triển khai các nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới, cho phép người họp tham gia mọi lúc, mọi nơi, bằng thiết bị di động với chi phí không đáng kể thay vì sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình chi phí cao như trước kia.

Trong thời đại số như hiện nay, người Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giải quyết bài toán của mình. Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới là một ví dụ điển hình. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã triển khai nghiên cứu, phát triển và đưa vào phục vụ thị trường các nền tảng như Zavi của Zalo, eMeeting của AIC, netMeeting của NetNam.

Theo nhận định của các nhà quản lý, nền tảng "Make in Vietnam" chỉ có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước; để vươn ra toàn cầu, người Việt Nam cần cho nó một cơ hội được sử dụng, và hoàn thiện.

“Nền tảng Việt Nam phục vụ người Việt Nam sẽ nhanh hơn, tốt hơn vì chỉ sử dụng băng thông kết nối trong nước. Nền tảng Việt Nam được tùy biến để tăng cường an toàn, bảo mật. Cơ quan, tổ chức có thể linh hoạt triển khai trên hạ tầng của chính mình và tự mình kiểm soát, không sợ bị lộ, lọt thông tin cho bên thứ 3 mà mình không kiểm soát được”, Cục An toàn thông tin cho biết.

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức có thể chủ động phát triển hoặc thuê phát triển tiếp, “may đo” phục vụ nhu cầu của riêng mình. Đây là những điểm mà các nền tảng phổ biến trên thế giới sẽ không bao giờ “may đo” chỉ để phục vụ thị trường Việt Nam.

Bài liên quan
Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, tăng cường nền tảng số ‘Make in Vietnam’
Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số “Make in Viet Nam” có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ số xóa nhòa giới hạn