Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số “Make in Viet Nam” có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.

Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, tăng cường nền tảng số ‘Make in Vietnam’

Thu Anh | 28/01/2021, 16:06

Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số “Make in Viet Nam” có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.

Ngày 28.1, tham luận tại Đại hội XIII của Đảng, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặt ra các mục tiêu như Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 30% GDP; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh, không ai bị bỏ lại phía sau.

Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cụ thể, chuyển đổi số giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng – dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Chuyển đổi số Y tế sẽ cho phép người dân, thông qua các nền tảng số tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất 24/7 từ những bác sỹ giỏi nhất, giải quyết vấn đề giảm tải cho các cơ sở y tế...

bo-truong-tt-tt.jpg
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: VNN

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ TT-TT cũng cho biết chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới, bao gồm công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó, mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua mở rộng phạm vi hoạt động của các nền tảng số “Make in Viet Nam” sẽ có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới. Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số “Make in Viet Nam” có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới. Ngoài ra, hạ tầng số đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế số, xã hội số. Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ di động 5G, làm chủ hạ tầng điện đám mây (cloud) thông qua các nền tảng “Make in Viet Nam”.

Vấn đề làm chủ không gian mạng quốc gia hướng tới phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, nhân văn và rộng khắp tiếp tục được Bộ TT-TT chú trọng. An toàn, an ninh mạng phải song hành và trở thành một phần không thể tách rời của chuyển đổi số.

Ngành TT-TT đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành cường quốc an toàn, an ninh mạng với trọng tâm là làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Với năng lực làm chủ tới hơn 90% hệ sinh thái vào năm 2020, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào và tin tưởng rằng hệ sinh thái Make in Vietnam sẽ đảm bảo sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng và cùng với các nền tảng số Việt Nam vươn ra toàn cầu.

Trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định ngành TT-TT sẽ phải nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số mọi mặt kinh tế - xã hội trên cơ sở tập hợp, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

bo-truong-khcn.jpg
Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt - Ảnh: VGP

Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo

Cũng tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định KH-CN Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật, đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đặc biệt, trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2020, Việt Nam xếp hạng 42/131 quốc gia/nền kinh tế. Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đầu trong nhóm 29 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được xếp hạng GII năm 2020; trong 10 nước khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3, sau Singapore và Malaysia…

Theo Bộ trưởng Bộ KH-CN, trong thời gian tới, ngành KH-CN sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo như là cầu nối để KH-CN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh ngành KH-CN sẽ tập trung làm tốt các trọng tâm lớn như thực hiện tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ KH-CN gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng. Đẩy mạnh phát triển thị trường KH-CN gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về KH-CN…

Bài liên quan
Cải thiện xếp hạng, thúc đẩy chuyển đổi số, bứt phá với sứ mệnh mới
Trong năm 2021, Bộ TT-TT đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số, xếp hạng của Việt Nam trong từng lĩnh vực cụ thể.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, tăng cường nền tảng số ‘Make in Vietnam’