Việc tạm dừng tuyển lao động được áp dụng với 4 địa phương có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tăng cao.

Cư trú bất hợp pháp tăng cao, dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc ở 4 tỉnh

Tuyết Nhung | 01/07/2022, 18:21

Việc tạm dừng tuyển lao động được áp dụng với 4 địa phương có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tăng cao.

Bộ LĐ-TB&XH vừa thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc với 8 quận, huyện của 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa. Việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại một số địa phương căn cứ theo Bản ghi nhớ về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020-2022.

Theo đó, việc tạm dừng tuyển lao động áp dụng với 08 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.

Việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.

Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất họp pháp về nước.

Việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương năm 2023 sẽ căn cứ vào tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất họp pháp tại Hàn Quốc vào thời điểm cuối năm 2022.

Năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc quyết định tăng số lượng lao động được phép sử dụng tại doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp ngành sản xuất chế tạo có dưới 50 lao động thì được tăng 20% số lao động nước ngoài được phép sử dụng; doanh nghiệp ngành ngư nghiệp được tăng thêm từ 2 - 4 người.

Tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc sẽ tiếp nhận trong năm 2022 được quyết định ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021), được phân bổ theo ngành nghề như sau:

Ngành sản xuất chế tạo: 44.500 chỉ tiêu (tăng 6.800 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành nông nghiệp, chăn nuôi: 8.000 chỉ tiêu (tăng 1.600 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành ngư nghiệp: 4.000 chỉ tiêu (tăng 1.000 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành xây dựng: 2.400 chỉ tiêu (tăng 600 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành dịch vụ: 100 chỉ tiêu (giữ nguyên so với năm 2021).

Ngoài ra, các lao động còn có cơ hội được chuyển đổi Visa sang lao động phổ thông E 9 - Visa cho phép lao động được làm việc lâu dài tại Hàn Quốc. Một số yêu cầu khi chuyển đổi bao gồm: đảm bảo các điều kiện cơ bản khi dự tuyển diện lao động phái cử visa E-9; trong thời gian học tại Hàn Quốc không cư trú bất hợp pháp; thành tích học tập trung bình đạt điểm C trở lên; trình độ tiếng Hàn đạt TOPIK 3 trở lên. Quy mô chuyển đổi hàng năm khoảng 5.000 - 6.000 người, tương đương khoảng 10% chỉ tiêu tiếp nhận lao động EPS hàng năm.

Trong khi đó, tiền lương đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc được đánh giá trong top khá cao.

Mức thu nhập ổn định rơi vào khoảng từ 1.000 – 1.500 USD/tháng. Tương đương với từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, mức lương này sẽ phụ thuộc vào từng công việc khác nhau. Nếu làm thêm lao động làm trong ngành xây dựng, công xưởng hoặc nông nghiệp có thể kiếm được 40 triệu đồng/tháng.

Bài liên quan
Từ 1.7, lương tối thiểu người lao động tại Hà Nội tăng thế nào?
Người lao động tại vùng II của Hà Nội sẽ nhận mức lương tối thiểu 4.160.000 đồng/tháng, vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cư trú bất hợp pháp tăng cao, dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc ở 4 tỉnh