Cuộc đấu này có diễn biến mới nhất là chuyến thăm quốc đảo Solomon trên Thái Bình Dương của hai nữ quan chức ngoại giao Mỹ có cha từng chiến đấu tại quần đảo này hồi Thế chiến 2.

Cuộc đấu Mỹ - Trung giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Bảo Vĩnh | 25/07/2022, 11:57

Cuộc đấu này có diễn biến mới nhất là chuyến thăm quốc đảo Solomon trên Thái Bình Dương của hai nữ quan chức ngoại giao Mỹ có cha từng chiến đấu tại quần đảo này hồi Thế chiến 2.

Theo Reuters ngày 25.7, hai quan chức đó là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Wendy Sherman, có cha là Mal Sherman, một lính thủy quân lục chiến bị thương trong trận Guadalcanal nổi tiếng kéo dài 6 tháng, mở màn cuộc chiến giữa quân đội Mỹ và đồng minh với quân Nhật Bản hồi tháng 8.1942.

Người kia là Đại sứ Mỹ tại Úc Caroline Kennedy, có người cha nổi tiếng là cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy. Hồi Thế chiến 2, ông Kennedy là một hạm trưởng tàu tuần tra tham chiến ở Solomon.

Cùng đi với hai bà Sherman - Kennedy là trung tướng thủy quân lục chiến Stephen Sklenka, Phó tư lệnh Bộ Chỉ huy quân Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và trung tướng Stephen Rudder, chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến ở Thái Bình Dương.

Trong chuyến thăm quốc đảo quốc từ ngày 6 đến 8.8, đoàn quan chức Mỹ sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm trận Guadalcanal, sẽ gặp các quan chức cấp cao “để nêu bật quan hệ vững bền giữa Mỹ và quốc đảo Solomon”, cũng như để lập kế hoạch mở Sứ quán Mỹ ở thủ đô Honiara của đảo quốc.

Ở Honiara, bà Sherman sẽ có các bài diễn văn tại các lễ kỷ niệm được tổ chức bởi Mỹ, quốc đảo Solomon và Nhật Bản nay là đồng minh thân cận của Mỹ.

Bà Sherman sẽ là quan chức Mỹ cấp cao mới nhất thăm khu vực Thái Bình Dương, vào lúc Mỹ tăng cường các nỗ lực đối phó những hoạt động ngoại giao của Trung Quốc.

Trận Guadacanal chứng tỏ tầm quan trọng chiến lược của quốc đảo Solomon cho đến ngày nay. Thời gian qua, Mỹ và các đồng minh Úc, New Zealand đã lo lắng khi Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh với đảo quốc này, có thể mở đường cho Bắc Kinh lập căn cứ quân sự ở Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ kinh tế, quân sự và cảnh sát với các quốc đảo tại Thái Bình Dương vốn đang cần sự nước ngoài đầu tư.

Mỹ đã nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử với khu vực Thái Bình Dương, nhất là những hy sinh chung trong Thế chiến 2, và cam kết ủng hộ khu vực này nhiều hơn.

Hồi tháng 2, ông Antony Blinken trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm quốc đảo Fiji sau 40 năm. Ở đó, ông tuyên bố kế hoạch mở sứ quán Mỹ tại nước này, ông gọi Thái Bình Dương “là khu vực cho tương lai”. Washington chưa công bố thời hạn mở sứ quán.

Hồi tháng 4, một đoàn quan chức cấp cao Mỹ đã thăm Solomon, cảnh báo rằng Washington “sẽ bày tỏ sự lo ngại và phản ứng thích đáng” trước bất kỳ hành động nào của Trung Quốc để lập một sự hiện diện quân sự thường xuyên ở quốc đảo này.

Bài liên quan
Mỹ xây dựng khuôn khổ mới ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm đối phó Trung Quốc
Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ sẽ thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, tăng cường quốc phòng và liên minh kinh tế khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đấu Mỹ - Trung giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương