Trong nhiều năm qua, cướp biển ở vùng biển châu Phi chỉ hoạt động chủ yếu tại Tây Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông của Somalia. Tuy nhiên, vịnh Guinea ở Tây Phi và vùng biển phía nam Nigeria hiện đang trở thành khu vực nguy hiểm nhất thế giới đối với những người đi biển.

Cướp biển Somalia bị cướp biển Nigeria vượt mặt

Hàn Giang | 05/05/2016, 15:51

Trong nhiều năm qua, cướp biển ở vùng biển châu Phi chỉ hoạt động chủ yếu tại Tây Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông của Somalia. Tuy nhiên, vịnh Guinea ở Tây Phi và vùng biển phía nam Nigeria hiện đang trở thành khu vực nguy hiểm nhất thế giới đối với những người đi biển.

Theo báo cáo hàng năm của nhóm giám sát an ninh hàng hải Oceans Beyond Piracy(OBP) công bố vào ngày 3.5, hải tặc đã tiến hành 54 cuộc tấn công nhằm vào các tàu thuyền di chuyển ở vịnh Guinea trong năm 2015, giảm nhẹ so với 67 cuộc tấn công được ghi nhận vào năm 2014. Nhưng những tên cướp biển đã giết chết 23 người, phần lớn là thủy thủ đoàn trên các tàu vận chuyển đi qua vùng biển ở Tây Phi.

Trong khi đó tại Tây Ấn Độ Dương, báo cáo của OBP cho biết chỉ có khoảng 16 cuộc tấn công của cướp biển tại vùng biển thuộc chủ quyền của Somalia và không có người nào thiệt mạng. Vùng biển tại Tây Ấn Độ Dương trước đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của cướp biển, gây ra nhiều thiệt hại cho các tàu di chuyển qua khu vực này. Tuy nhiên, cướp biển dường như đang thay đổi địa bàn hoạt động và nổi lên ngày càng nhiều tại vịnh Guinea.

Vịnh Guinea là một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều quốc gia, đang trở thành trung tâm của sự chú ý khi nhiều cuộc tấn công bạo lực của cướp biển thường xuyên xảy ra trong thời gian gần đây. Nigeria, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Phi, liên tục chịu ảnh hưởng do sự gia tăng hoạt động của cướp biển. Vịnh Guinea nằm ở phía nam thủ phủ Port Harcourt - nơi sản xuất nhiều dầu mỏ nhất của Nigeria.

BáoNewsweek cho biết, các cuộc tấn công của cướp biển thườngxảy ra trong khu vực khôngthuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, trong số 54 cuộc tấn công ở vịnh Guinea theo báo cáo của OBP, gần 1/2 cuộc tấn công diễn ra trong lãnh hải hay khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Nigeria.

Watthew Walje, tác giả chính trong báo cáo của OBP, cho biết có một mốiliên hệgiữa những lực lượng quân sự bên trong Nigeria và cướp biển. Ông Walje nói rằng cách làm việc của cướp biển ở vịnh Guinea đã thay đổi trong những năm gần đây. Thay vì tấn công các tàu chở hàng có giá trị như trước đó, những cuộc tấn công trong năm 2015 của cướp biển phần lớn là để bắt cóc con tin mà không quan tâm đến hàng hóa.

Các quốc gia liên quan đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế sự phát triển của cướp biển. Trong năm 2013, 25 quốc gia thuộc miền tây và trung châu Phi đã thống nhấtmột bộ luật ứng xử, nhằm thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa các nước trong khu vực và trấn áp cướp biển cũng như tội phạm xuyên quốc gia. Ngoài ra, một trung tâm chỉ huy cho tàu thương mại ở vịnh Guinea có trụ sở tại Ghana cũng được thành lậpvà hoạt động như một đườngdây nóng để tư vấn an ninh, báo cáo các cuộc tấn công.

Hàn Giang (theo Newsweek)

Ảnh: Một khẩu súng máy được trang bị trên một chiếc tàu hoạt động trong vùng biển ngoài khơi Nigeria vì lo sợ cướp biển tấn công.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cướp biển Somalia bị cướp biển Nigeria vượt mặt