Sự gia tăng mạnh mẽ sản lượng xuất khẩu của Iran kể từ đầu năm 2016 đến nay có lẽ sẽ khiến cho cả Ả Rập Saudi và đặc biệt là Nga phải hối tiếc vì đã không chấp nhận những điều kiện của Tehran ở hội nghị Doha cách đây vài tháng.

Khi Iran làm cho Nga hối tiếc

Nhàn Đàm | 01/08/2016, 08:45

Sự gia tăng mạnh mẽ sản lượng xuất khẩu của Iran kể từ đầu năm 2016 đến nay có lẽ sẽ khiến cho cả Ả Rập Saudi và đặc biệt là Nga phải hối tiếc vì đã không chấp nhận những điều kiện của Tehran ở hội nghị Doha cách đây vài tháng.

Thời gian qua, khi mà cả thế giới đều bị cuốn sự chú ý vào sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit, và những hệ lụy của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, thì dường như tất cả đã trở nên lãng quên một vấn đề đã gây rất nhiều sự chú ý trong nền kinh tế thế giới suốt 2 năm trước đó: những biến động trên thị trường dầu thế giới. Xét trên khía cạnh tác độngthì Brexit xảy ra cũng khiến thị trường dầu thế giới bị ảnh hưởng khá nặng. Giá dầu trước đó đang ngấp nghé quay trở lại mức 50 USD/thùngthìsau khi Brexit diễn ra được hơn một tháng giá dầu thế giới đã giảm xuống chỉ còn khoảng 42 USD/thùng.

Tuy nhiên, khi mà tất cả các quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới đều điêu đứng vì Brexit, thì chỉ có duy nhất một quốc giaâm thầm trỗi dậy để có những bước tiến ấn tượng trong việc gia tăng sản lượng xuất khẩu dầu của mình, đó là Iran. Sự gia tăng mạnh mẽ sản lượng xuất khẩu của Iran kể từ đầu năm 2016 đến nay có lẽ sẽ khiến cho cả Ả Rập Saudi lẫn Nga phải hối tiếc vì đã không chấp nhận những điều kiện của Tehran ở hội nghị Doha cách đây vài tháng.

Đến thời điểm hiện tại, nếu thế giới hướng sự chú ý trở lại thị trường dầu lửa, thì hẳn không ít người sẽ phải giật mình. Giá dầu sau khi chạm mốc 50 USD/thùng hồi đầu tháng 6 giờ đây chỉ còn khoảng 42 USD/thùng do tác động của Brexit. Điều nàyđang khiến phần lớn các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới gặp khó khăn nghiêm trọng.Riêng Iran lại đang đạt được những bước tiến đáng nể trong lĩnh vực xuất khẩu dầu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Iran đã đạt mốc sản lượng khai thác là 3,8 triệu thùng/ngày, và đã ở rất gần với mốc 4 triệu thùng/ngày mà nước này có được trước thời điểm bị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận. Điều đáng nói ở chỗ các kênh phân tích đều cho rằng phải đến đầu năm 2017 Iran mới có thể đạt được mức sản lượng 3,8 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, chính phủ Iran cũng dự báo nước này có thể sẽ quay trở lại mức sản lượng 4 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.

Không chỉ có tốc độ tăng sản lượng khai thác nhanh hơn nhiều so với dự đoán, mà Iran còn đang có tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu dầu còn ấn tượng hơn nhiều. Trong khi các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới như Nga hay Ả Rập Saudi không những vừa phải giảm sản lượng khai thác, vừa giảm sản lượng xuất khẩu do giá thành thấp, thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dầu của Iran lại đang tăng chóng mặt. Tính đến thời điểm hiện tại, Iran đã giành lại được 80% thị phần mà nước này có được vào thời điểm trước cuộc cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu vào năm 2012. Trong tổng số 3,8 triệu thùng/ngày mà Iran khai thác, thì tổng sản lượng xuất khẩu đã ở mức 2 triệu thùng/ngày.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dầu từ Iran của các quốc gia khách hàng của nước này đều tăng với tốc độ phi mã. Cụ thể, lượng dầu nhập khẩu từ Iran của Nhật Bản tính từ đầu năm 2016 đến nay đã tăng 28%, với Ấn Độ tăng 63%, của Hàn Quốc tăng 123%, và với Trung Quốc là 2,5% - một con số không hề nhỏ đối với thị trường nhập khẩu dầu lớn nhất châu Á. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong tỷ trọng xuất khẩu dầu của Iran với các quốc gia châu Á này một phần lớn là do nhu cầu đa dạng nguồn cung từ các nước này, thay vì phụ thuộc vào nguồn dầu từ Nga và Ả Rập Saudi.

Dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng trong sản lượng xuất khẩu ấn tượng như vậy, nhưng có vẻ như Iran không hề có dấu hiệu dừng lại. Theo nhà phân tích Kang Yoo Jin của NH Investment & Securities Co. có trụ sở tại Seoul, thì: “Iran đang có một chiến lược hoàn chỉnh nhắm đến các thị trường mới nổi ở châu Á để phục hồi thị phần cũng như để phục hồi mức sản lượng trước thời điểm bị cấm vận. Đồng thời Iran cũng sẽ tiếp tục mở rộng thị phần, trong đó không chỉ hướng đến các khách hàng truyền thống mà cả những khách hàng mới. Để làm được điều đó thì nước này sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Nga và Ả Rập Saudi”.

Việc Iran tìm cách đẩy mạnh thị phần xuất khẩu cao hơn là điều dễ hiểu. Dù nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu dầu phi mã trong 6 tháng đầu năm 2016, thì mức sản lượng xuất khẩu của Iran hiện tại hãy còn quá khiêm tốn. Mới chỉ có 2 triệu thùng trong số 3,8 triệu thùng mà Iran khai thác mỗi ngày được dành cho xuất khẩu, và thực tế là các nước châu Á vẫn đang nhập khẩu dầu của Iran với số lượng ít hơn nhiều so với Nga hay Ả Rập Saudi.

Cụ thể, dù Nhật Bản đã tăng nhập khẩu dầu từ Iran thêm 28% từ đầu năm đến nay, thì thực tế là nước này cũng mới chỉ nhập khẩu từ Iran khoảng 206.000 thùng/ngày – một con số quá khiêm tốn và mới chỉ bằng khoảng 1/10 tổng số dầu xuất khẩu của Iran. Kể cả khi Nhật Bản có kế hoạch tăng lượng dầu nhập khẩu từ Iran lên 339.000 thùng/ngày vào cuối tháng 6 thì đó vẫn là một con số khá nhỏ với nhu cầu của Nhật Bản.

Tương tự như vậy, Ấn Độ dù đã tăng nhập khẩu dầu từ Iran thêm 63% trong 6 tháng đầu năm, thì nước này cũng mới chỉ nhập khẩu khoảng 338.000 thùng/ngày từ Tehran. Hàn Quốc dù tăng 123% lượng dầu nhập khẩu từ Iran thì cũng chỉ mới nhập khẩu khoảng 265.000 thùng/ngày. Trung Quốc thấp nhất, mới chỉ tăng 2,5% nhưng sản lượng nhập khẩu dầu từ Iran cũng đã ở mức 603.000 thùng/ngày. Rõ ràng, đó là những con số quá khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu dầu khổng lồ của các nền kinh tế hàng đầu châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Yêu cầu đa dạng hóa nguồn cung của các nước này sẽ cho phép tăng mức nhập khẩu dầu từ Iran nhiều hơn nữa, miễn là Tehran có thể gia tăng được sản lượng khai thác trong thời gian tới.

Và người hối hận nhất ở thời điểm hiện tại có lẽ không ai khác ngoài Nga và nhất là Ả Rập Saudi, đặc biệt là Nga vì họ cần bán dầu mỏ để phục hồi kinh tế. Tại hội nghị Doha cách đây vài tháng để bàn về thỏa thuận đóng băng sản lượng, Ả Rập Saudi đã khước từ điều kiện của Iran là cho phép nước này quay trở lại sản lượng khai thác trước thời điểm bị cấm vận là 4 triệu thùng/ngày trước khi tham gia thỏa thuận đóng băng sản lượng với Nga và OPEC. Dĩ nhiên thỏa thuận Doha đã tan vỡ với niềm tin của Ả RậpSaudi rằng Iran sẽ không thể quay trở lại mức sản lượng cũ và giành lại được thị phần trước đây do sức ép cạnh tranh từ chính Ả RậpSaudi.

Nhưng, đến thời điểm hiện tại, khi Iran đã ở rất gần mức sản lượng cũ là 4 triệu thùng/ngày và không có dấu hiệu sẽ dừng lại ở cột mốc sản lượng khai thác đó, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dầu sang thị trường châu Á đang tăng chóng mặt, thì Ả Rập Saudi sẽ chỉ có thể ước rằng giá như họ có thể quay trở về thời điểm cách đây vài tháng, có lẽ Riyadh sẽ vui mừng mà chấp nhận điều kiện của Iran để tiến hành đóng băng sản lượng để vực giá dầu trở lại. Đáng tiếc tất cả đã quá trễ.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Nga và Iran tăng cường hợp tác quốc phòng
Reuters đưa tin ngày 17.1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi Iran làm cho Nga hối tiếc