Ông Khaltmaa Battulga, cựu đô vật, đã trở thành tân Tổng thống Mông Cổ, sau khi đối thủ thừa nhận thất bại ở cuộc bầu cử tổng thống “vớt” đầu tiên của đất nước giàu tài nguyên nhưng nợ lớn này.

Cựu đô vật trúng cử Tổng thống Mông Cổ, hứa trả sạch nợ

Trần Trí | 09/07/2017, 16:15

Ông Khaltmaa Battulga, cựu đô vật, đã trở thành tân Tổng thống Mông Cổ, sau khi đối thủ thừa nhận thất bại ở cuộc bầu cử tổng thống “vớt” đầu tiên của đất nước giàu tài nguyên nhưng nợ lớn này.

Doanh nhân Battulga thuộc đảng đối lập Dân chủ (DP) có được hơn 50,7% số phiếu trên tổng số 87% cử tri đi bầu, cho ông thế đa số cần thiết để thắng đối thủ là chủ tịch quốc hội Miyeegombo Enkhbold của đảng cầm quyền Nhân dân Mông Cổ (MPP).

Tuy nhiên, ban tổ chức bầu cử vẫn đang chờ kiểm phiếu của cử tri sống ở nước ngoài.

Nhiều cử tri ở đất nước rộng lớn có 3 triệu dân nằm kẹp giữa Nga - Trung Quốc này đã chán ngấy các chính khách, khi các ứng viên đều mở chiến dịch bôi nhọ lẫn nhau, khiến cử tri từng cho rằng không ai xứng đáng làm tổng thống, theo Luvsanvandan Sumati, lãnh đạo tổ chức thăm dò dư luận Sant Maral Foundation.

Sumati nói: “Đây là cuộc bầu cử tệ nhất trong lịch sử Mông Cổ”.

Quyđịnh là một ứng cử viên phải có hơn 50% số phiếu mới được tuyên bố thắng cử. Nếu không ứng cử viên nào đạt tỷlệ này, các đảng phải cử ứng cử viên khác để bầu cử lại.

Cuộc bầu cử "vớt"tổ chức ngày 7.7, do lần bầu cử ngày 26.6 không có người thắng cử rõ rệt. Tổng thống mãn nhiệm Tsakhia Elbegdorj của đảng DP không thể tranh cử, vì đã làm tổng thống 2 nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ4 năm).

Chủ tịch quốc hội Mông Cổ Enkhbold thua là chắc chắn. Ông bị đối thủ Battulga bỏ lại phía sau quá xa, chỉ đạt khoảng 41 % phiếu bầu.

Ông Enkhbold thừa nhận thua cử, cảm ơn người ủng hộ trong diễn văn công nhận thất bại mà ông đăng trên Facebook, nói ông sẽ tôn trọng và chấp thuận kết quả bầu cử:

“Dù MPP không thể thành công trong cuộc bầu cử, chính phủ sẽ tiếp tụclàm việc để hoàn thành nhiệm vụ khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính vì sự hạnh phúc của ngườidân”.

Ông Enkhbold cho biết đã báo cáo tổng thống mãn nhiệm về “sự chuyển giao quyền lực êm đẹp”.

Trong khi đó, ông Battulga hứa với người ủng hộ tại quảng trường Độc Lập thuộc thủ đô Ulan Bator, rằng ông sẽ thúc đẩy chính phủ nhằm hoàn tất nhiệm vụ của họ: “Chúng ta thành công nhờ quyền lực của nhân dân”.

Doanh nhân Battulga, 54 tuổi, đặt cương lĩnh tranh cử “Mông Cổ trước hết” để lôi kéo thế hệ trẻ,vì một nửa dân số nước này dưới 30 tuổi.

Ông Battulga tuyên bố: “Tôi sẽ bắt đầu làm việc ngay lập tức để xử lý những khó khăn kinh tế và giúp người dân Mông Cổ không còn mangnợ như tôi đã hứa”.

Ông nói: “Trong thời gian tranh cử, vấn đề chính của người dânlà kinh tế, nạn thất nghiệp, Trung Quốc và thực tế là Mông Cổ cần các đối tác thương mại khác. Trọng tâm hàng đầu của tân tổng thống sẽ là xử lý vấn nạn kinh tế”.

Đại gia nhà đất Battulga có công ty tài trợ xây tượng Thành Cát Tư Hãn trị giá 4,1 triệu USD, hứa dựa vào tài nguyên mỏ của Mông Cổ để đất nước thoát món nợ 5,5 tỉ USD được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bảo lãnh.

Khoản nợ này được thiết kế để ổn định nền kinh tế Mông Cổ và chấm dứt dựa cậy Trung Quốc vốn mua 80% hàng hóa Mông Cổ xuất khẩu.

Năm 2016, nền kinh tế Mông Cổ chỉ tăng trưởng chưa tới 1%, ngược hẳn với tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng 17% hồi năm 2011.

Mông Cổ bị tác động mạnh khi giá đồng - mặt hàng xuất khẩu chính của nước này - bị rớt giá hơn 50% trong 5 năm qua, trong khi sức tăng trưởng chậm ở khách hàng lớn nhất (Trung Quốc) gây khó khăn cho kinh tế Mông Cổ.

Theo nhà báo Adrian Brown của đài Al Jazeera, ông Battulga thắng cử nhờ có thông điệp đơn giản “Mông Cổ trước hết”, cùng lời hứa sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc:

“Ông ấy nói muốn có quan hệ bình đẳng với Bắc Kinh. Ông ấy cũng hứa xử lý một vấn đề mà thực sự người dân rất lo ngại là nạn thất nghiệp. Hàng ngàn người ở nước này đang sa vào cái nghèo”.

Một số nhà đầu tư cảnh giác việc ông Battulga làm tổng thống, vì ông kêu gọi chính phủ kiểm soát chặt các mỏ, cùng việc ông nghi ngại Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ.

Dù từng bị phản đối, ông Battulga nói sẽ vẫn đứng sau kế hoạch xây một tuyến đường sắt lớn, từ mỏ than Tavan Tolgoi khổng lồ nối qua Trung Quốc.

Ông cũng hoan nghênh chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng “Một Vành Đai - Một Con Đường” xuyên châu Á mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.

Một nhà đầu tư giấu tên nói: “Ông ấy có thể thúc đẩy những dự án có động cơ chính trị, nhưng lại được bào chữa đúng đắn về kinh tế”.

Ông Battulga nổi tiếng từ khi là một đô vật Mông Cổ. Ông làm ăn với một khách sạn, một công viên chủ đề Thành Cát Tư Hãn, các công ty lương thực chuyên về các sản phẩm nướng và thịt.

Trung Trực (theo Al Jazeera)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu đô vật trúng cử Tổng thống Mông Cổ, hứa trả sạch nợ