Tổng thống bị lật đổ Dilma Rousseff của Brazil đã kháng cáo lên Tòa án tối cao vào ngày 1.9 (giờ địa phương) để chống lại quyết định phế truất của thượng viện. Bà Rousseff cho rằng những cáo buộc của thượng viện liên quan đến việc sử dụng trái phép ngân sách nhà nước là không hợp lý và khẳng định mình vô tội.

Cựu Tổng thống Brazil Rousseff nhờ sự can thiệp của Tòa án Tối cao

Hàn Giang | 02/09/2016, 10:29

Tổng thống bị lật đổ Dilma Rousseff của Brazil đã kháng cáo lên Tòa án tối cao vào ngày 1.9 (giờ địa phương) để chống lại quyết định phế truất của thượng viện. Bà Rousseff cho rằng những cáo buộc của thượng viện liên quan đến việc sử dụng trái phép ngân sách nhà nước là không hợp lý và khẳng định mình vô tội.

Sau cuộc bỏ phiếu vào ngày 31.8 (giờ địa phương) của Thượng viện Brazil, nhà lãnh đạo cánh tả Dilma Rousseff đã chính thức bị phế truất. Phó Tổng thống Michel Temer sẽthay thế bà Rousseff lãnh đạo Brazil cho đến năm 2018, khi một cuộc bầu cử mới diễn ra.

Bà Rousseff đã có những phát biểu phản đối quyết định của thượng viện và đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao vào ngày 1.9, nhằm chống lại kết quả của cuộc bỏ phiếu. Luật sư của bà Rousseff, ông Jose Eduardo Cardozo, nói rằng những cáo buộc chống lại cựu tổng thống không được tiến hành theo đúng thủ tục. Do đó, bà Rousseff có quyền yêu cầu sự can thiệp từ Tòa án Tối cao.

Người biểu tình ủng hộ bà Rousseff và phản đối thượng viện-ảnh: Telegraph.

Trong trường hợp Tòa án Tối cao ra phán quyết bác bỏ quyết định phế truất của thượng viện, ông Temer sẽ trở lại chức vị tổng thống tạm thời như trước đó, trong khi thượng viện tiếp tục làm việc để đưa ra những phán quyết mới.

Ông Cardozo cũng yêu cầu tòa án thay đổi luật ngân sách 1950 của Brazil mà các nhóm đối lập đã sử dụng để chống lại bà Rousseff, khi cựu tổng thống dùng tiền từ ngân hàng nhà nước để thúc đẩy chi tiêu công trong cuộc bầu cử vào năm 2014.

Các cuộc biểu tình diễn ra tạiBrasilia sau phán quyết của thượng viện-ảnh: Alamy.

Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các yêu cầu của bà Rousseff về quá trình luận tội của thượng viện đều bị Tòa án Tối cao từ chối, Chánh án Ricardo Lewandowski cho biết. Nhà phân tích chính trị Thiago de Aragao nói rằng: “Việc bà Rousseff kháng cáo đã được dự đoán, nhưng cơ hội thành công đối với nhà lãnh đạo thuộc đảng Lao động là rất thấp”.

Vài giờ sau cuộc bỏ phiếu phế truất của thượng viện đối với bà Rousseff, hàng ngàn người đã tuần hành dọc theo nhiều tuyến phố ở thủ đô Rio de Janeiro để phản đối quyết định của thượng viện và bày tỏ sự ủng hộ đối với bà Rousseff. Người biểu tình cũng phản đối tổng thống mới khi cho rằng bà Rousseff bị lật đổ bằng một âm mưu do ông Temer và các quan chức thân cận vạch ra.

Sao Paulo cũng xuất hiện nhiều nhóm biểu tình ủng hộ bà Rousseff-ảnh: Reuters.

Một số người biểu tình đã hét lên “Cút đi Temer” để phản đối nhà lãnh đạo mới khi đoàn biểu tình tuần hành dọc theo các tuyến phố. Ngoài thủ đô Rio de Janeiro, nhiều nhóm nhỏ những người biểu tình cũng tụ tập tại một số thành phố như Brasilia hay Sao Paulo.

Hàn Giang
Bài liên quan
Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17.11.2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu Tổng thống Brazil Rousseff nhờ sự can thiệp của Tòa án Tối cao