Một trong số thẩm phán cao cấp trong HĐXX từng là người xét xử vụ “chai nước có ruồi giá 500 triệu” có liên quan đến Tân Hiệp Phát, điều này khiến hàng loạt bị cáo chính trong vụ án đưa ra đề nghị thay đổi thành phần tố tụng.

Đại án 9.000 tỉ: Các bị cáo đồng loạt yêu cầu đổi thẩm phán vì thấy bất an

Hồ Phước Đông | 27/12/2016, 18:59

Một trong số thẩm phán cao cấp trong HĐXX từng là người xét xử vụ “chai nước có ruồi giá 500 triệu” có liên quan đến Tân Hiệp Phát, điều này khiến hàng loạt bị cáo chính trong vụ án đưa ra đề nghị thay đổi thành phần tố tụng.

Chiều 27.12, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát 9.000 tỉ đồng tiếp tục diễn ra. Tham gia phiên tòa này ngoài bị cáo Danh còn có 24 bị cáo khác liên quan đến vụ án.

Trong phiên xử này, đồng loạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB), Phan Thành Mai (nguyên Giám đốc VNCB) và Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) đồng loạt đưa ra yêu cầu đổi thẩm phán cao cấp Huỳnh Thanh Duyên, người có mặt trong Hội đồng xét xử (HĐXX).

Nguyên nhân mà ba bị cáo đưa ra làthẩm phán Duyên từng tham gia xét xử vụ án "chai nước có ruồi giá 500 triệu đồng",vụ án này sau đó gây ra khá nhiều dư luận trái chiều. Vào sáng cùng ngày, luật sưcủa ông Danh là Phan Thanh Hải cũng bày tỏ quan điểm này. Tuy nhiên, HĐXX khẳng định luật sư không có quyền yêu cầu thay đổi thành phần tham gia tố tụng, nhưng bị cáo thì có thể.

Ông Danh cho rằng cảm thấy có gì đó không ổn, không thật sự an tâm. Ngay sau đó, bị cáo Phan Thành Mai cũng trực tiếpđề nghị đổi thẩm phán Duyên bằng người khác với cùng lýdo “thấy không an tâm”. Bị cáo Hoàng Đình Quyết cũng đề nghị với lýdo tương tự.

Do những đề nghị ấy, phiên tòa phải tạm hoãn để hội ý. Khi chủ tọa phiên tòa, thẩm phán cao cấp Đặng Quốc Khởi hỏi “đó chỉ là cảm giác không an tâm hay còn lýdo nào khác” thì cả ba bị cáo đều khẳng định chỉ là cảm giác bất an.

Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa nêu quan điểm, yêu cầu của các bị cáo không thuộc về các điều 42, 46 trong Bộ luật Tố tụng hình sựvề việc thay đổi thành phần tố tụng; qua đóbác yêu cầu của ba bị cáo.

Sau khi hội ý, HĐXX đồng quan điểm với Viện kiểm sát, cho rằng yêu cầu của ba bị cáo là không có căn cứ, quyết định giữ nguyên thành phần của HĐXX. Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tạm dừng và sẽ mở lại vào sáng 28.12.

Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, ngày 9.9tạiphiên tòa sơ thẩm, với những sai phạm trong quá trình tái cơ cấu VNCB, Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) bị tuyên phạt 30 năm tù, cácbị cáoMai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 20 năm tù, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) 22 năm tù, Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) 19 năm tù cùng về các tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại VNCB. 32 bị cáo còn lại nhận mứcán từ án treo đến 9năm tù giam.

Ngoài ra vịnguyên Chủ tịch VNCB nàycòn bịbuộc phải sử dụng toàn bộ tài sản (sở hữu 80%, 20% còn lại do vợ bị cáo sở hữu) của Tập đoàn Thiên Thanh đểkhắc phục hậu quả vụ án. Nếu cần thiết, những tài sản riêng của Phạm Công Danh đang được kê biên cũng có thể bị tịch thu, thi hành án.

Khu đất được cho là có giá trị 250 triệu USD ở khu phức hợp Chi Lăng, TP.Đà Nẵng hiện đang thế chấp sẽ được bỏ lệnh kê biên, giao cho ngân hàng xử lý theo quy định. Nếu có dư sẽ nộp lại cho Cục Thi hành án. Trước đó ông Phạm Công Danh đã đề nghị được tự đàm phán để bán lô đất này với giá cao hơn chứng thư thẩm định giá mà HĐXXtrưng ra, qua đó dùng tiền ấykhắc phục hậu quả. Phần tài sản giữa bà Chi và ôngDanh sẽ tiếp tục đượckê biên để phục vụ thi hành án.

Số tiền 5.190 tỉtrong tài khoản bà Bích mà ông Danh chỉ đạo chuyển qua tài khoản ông Trần Quý Thanh nhưng không có chữ ký của chủ tài khoản là tang vật vụ án, sẽ được thu hồi.​ Trong gần 3.600 tỉmà Phạm Công Danh chuyển cho bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) thì có hơn 850 tỉ đồnglà tiền phạm tội mà có, buộc nhóm này phải trả lại để thi hành án. Bà Bích và ông Thanh phải nộp thêm số tiền 440 tỉ đồng lại cho ngân hàng CB, đây được coi là tang vật vụ án. Số tiền 5.190 tỉ Phạm Công Danh chỉ đạo thuộc cấp chuyển ra khỏi tài khoản bà Bích thì chính bị cáo phải trả lại cho chủ tài khoản.

Theo nội dung vụ án,trung tuần tháng 11.2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu.

Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.190 tỉ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉ đồngkhông có hồ sơ vay, rút 903 tỉ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỉ đồng.

Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỉ đồng khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỉ đồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.

Theo bản cáo trạng hơn 120 trang của ViệnKSND TP.HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính, phải chịu trách nhiệm vềtoàn bộ số tiền trên 9.000 tỉ đồng mà VNCB bị thiệt hại. Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Triệu Vân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án 9.000 tỉ: Các bị cáo đồng loạt yêu cầu đổi thẩm phán vì thấy bất an