Bị cáo Danh và Khương cho rằng khoản tiền 300 tỉ đồng không hồ sơ vay được thế chấp bởi 6 sổ tiết kiệm của nhóm bà Bích là được sự đồng thuận.

Đại án 9.000 tỉ: Tranh cãi về 300 tỉ đồng liên quan đến Tân Hiệp Phát

Hồ Phước Đông | 30/12/2016, 15:09

Bị cáo Danh và Khương cho rằng khoản tiền 300 tỉ đồng không hồ sơ vay được thế chấp bởi 6 sổ tiết kiệm của nhóm bà Bích là được sự đồng thuận.

Sáng 30.12, phiên tòa phúc thẩm vụ án 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) do Phạm Công Danh và đồng phạm gây ratiếp diễn tại TP.HCM.

Trong phiên tòa này, các câu hỏi của HĐXX, luật sư đều xoanh quanh số tiền 300 tỉ không hồ sơ vay, thế chấp bởi 6 sổ tiết kiệm của nhóm bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Đại diện tại tòa cho 3 cá nhân Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Hoài Phục (nhóm người sở hữu 6 sổ tiết kiệm tại VNCB) khẳng định tiền gửi vào sổ tiết kiệm làcủa cá nhân mỗi người. Đại diện nhóm nhiều lần khẳng định điều này dù phía HĐXX và luật sư của các bị cáo Danh, Khương đưa ra nhiều lập luận, câu hỏi và cả hồ sơ cho rằng chủ sở hữu thật là ôngTrần QuýThanh, Chủ tịch Tân Hiệp Phát.

Cụ thể, bị cáoPhạm Công Danh khi được hỏi đã nóirằng không trực tiếp chỉ đạo việc rút 300 tỉ không hồ sơ vay, nhưng vẫn chịu trách nhiệm về việc thuộc cấp làm sai quy định. Tuy nhiên, ông Danh khẳng định số tiền mà 3 người nói trên gửi vào ngân hàng là của ông Trần QuýThanh.Nguyên chủ tịch VNCB khẳng địnhkhoản tiền 300 tỉ là bản thân bị cáo mượn của ông Thanh và có trả lãi, cụ thể cao hơn 150% so với lãi suất tại VNCB. Theo bị cáoDanh, nếu không đồng ý vay thì nhóm 3 người đã không để lại 6 sổ tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng và không tới lấy tiền lãi hằng tháng từ các sổ này.

Bị cáoDanh còn lập luận: “Ba người này trực tiếp thừa nhận số tiền gửi cho VNCB là của ông Thanh tại phiên sơ thẩm, không hiểu sao giờ đại diện của họ lại phủ nhận”. Từ đó bị cáo Danh yêu cầu đối chất trực tiếp với ông Thanh, người được cho là chủ sở hữu thật sự của số tiền gửi trong 6 sổ tiết kiệm nói trên.

Bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) khi đượcxét hỏi cũng khẳng định rõkhông lýdo gì những người ấy lại có 6 sổ tiết kiệm dù không vay tiền. Bị cáo Khương cho rằngviệc thiếu chứng từ, hồ sơ vay là trái quy định, song đã có sự đồng thuận về mặt ý chí của chủ sở hữu sổ tiết kiệm. Bị cáo cho biết thêmsố tiền này là của ông Thanh cho ông Danh mượn.

Bị cáo Khương khaiviệc chuyển 300 tỉ đồng dù chưa có hồ sơ vay là làm theo yêu cầu của Vũ Anh Tuấn (nhân viên của Tân Hiệp Phát, người mà Khương nóithường làm việc với VNCB mỗi khi phát sinh khoản vay với ông Thanh, bà Bích). Nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn khẳng định có nhiều nhân viên ngân hàng tại VNCB có thể làm chứng.

Đại diện cho nhóm 3 người nói trên một lần nữa khẳng địnhchủ sở hữu 6 sổ tiết kiệm không phải ông Tuấn và việc chuyển tiền không có chữ ký, không hồ sơ vay từ Trang, Dung, Phục là sai quy định.

Theo nội dung vụ án,trung tuần tháng 11.2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu.

Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị cáocòn gây thiệt hại khi rút 5.190 tỉ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉ đồngkhông có hồ sơ vay, rút 903 tỉ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỉ đồng.

Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỉ đồng khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỉ đồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần.

Theo bản cáo trạng hơn 120 trang của ViệnKSND TP.HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính, phải chịu trách nhiệm vềtoàn bộ số tiền trên 9.000 tỉ đồng mà VNCB bị thiệt hại. Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Vào ngày 9.9, tạiphiên tòa sơ thẩm, với những sai phạm trong quá trình tái cơ cấu VNCB, Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) bị tuyên phạt 30 năm tù, cácbị cáoMai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 20 năm tù, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) 22 năm tù, Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) 19 năm tù cùng về các tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại VNCB. Với 32 bị cáo còn lại nhận mứcán từ án treo đến 9năm tù giam.

Ngoài ra vịnguyên Chủ tịch VNCB nàycòn bịbuộc phải sử dụng toàn bộ tài sản (sở hữu 80%, còn20% còn lại do vợ bị cáo sở hữu) của Tập đoàn Thiên Thanh đểkhắc phục hậu quả vụ án. Nếu cần thiết, những tài sản riêng của Phạm Công Danh đang được kê biên cũng có thể bị tịch thu, thi hành án.

Khu đất được cho là có giá trị 250 triệu USD ở khu phức hợp Chi Lăng, TP.Đà Nẵng hiện đang thế chấp sẽ được bỏ lệnh kê biên, giao cho ngân hàng xử lý theo quy định. Nếu có dư sẽ nộp lại cho Cục Thi hành án. Trước đó Phạm Công Danh đã đề nghị được tự đàm phán để bán lô đất này với giá cao hơn chứng thư thẩm định giá mà Hội đồng xét xửtrưng ra, qua đó dùng tiền ấykhắc phục hậu quả. Phần tài sản giữa bà Chi và ôngDanh sẽ tiếp tục đượckê biên để phục vụ thi hành án.

Số tiền 5.190 tỉtrong tài khoản bà Bích mà ông Danh chỉ đạo chuyển qua tài khoản ông Trần Quý Thanh nhưng không có chữ ký của chủ tài khoản là tang vật vụ án, sẽ được thu hồi.​ Trong gần 3.600 tỉmà Phạm Công Danh chuyển cho bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) thì có hơn 850 tỉ đồnglà tiền phạm tội mà có, buộc nhóm này phải trả lại để thi hành án. Bà Bích và ông Thanh phải nộp thêm số tiền 440 tỉ đồng lại cho ngân hàng CB, đây được coi là tang vật vụ án. Số tiền 5.190 tỉ Phạm Công Danh chỉ đạo thuộc cấp chuyển ra khỏi tài khoản bà Bích thì chính bị cáo phải trả lại cho chủ tài khoản.

Hồ Đông

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án 9.000 tỉ: Tranh cãi về 300 tỉ đồng liên quan đến Tân Hiệp Phát