Tại phiên xét xử ngày 26.10, các bị can đã của Agribank 6 đã đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và Hồ Đăng Trung, nguyên giám đốc Agribank 6 đã thừa nhận làm trái quy định của ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam.

Đại án thất thoát gần 1.000 tỉ đồng: sai từ trên xuống

Một Thế Giới | 27/10/2015, 07:20

Tại phiên xét xử ngày 26.10, các bị can đã của Agribank 6 đã đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và Hồ Đăng Trung, nguyên giám đốc Agribank 6 đã thừa nhận làm trái quy định của ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam.

Tóm lược vụ án ngân hàng Agribank
Công ty Dệt kim Đông Phương (viết tắt là Công tỉ đồng Phương) có trụ sở chính tại số 10 Âu Cơ, phường 17, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 2006, Công tỉ đồng Phương được Bộ Tài Chính chấp thuận cho chuyển giao 5.000m2/22.136m2 tại khu đất số 10 Âu Cơ cho UBND TP.HCM làm trụ sở Công an quận Tân Phú và chuyển mục đích sử dụng đất đối với 17.136m2 diện tích đất còn lại để lập Dự án đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng theo quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện chủ trương di dời các nhà máy ra khỏi thành phố của Chính phủ và UBND TP.HCM, Công ty dệt kim Đông Phương ký hợp đồng với Công ty BĐS Phương Nam để thành lập Công ty liên doanh Đông Phương Phát với tỉ lệ góp vốn Công ty Dệt kim Đông Phương góp 10%; Công ty BĐS Phương Nam góp 90% vốn.
Tháng 6.2007, Tổng Giám đốc Công ty Phương Nam ký Thông ký thông báo “Từ ngày 30.5.2007 Công ty Phương Nam chuyển nhượng 80% cổ phần thực hiện dự án Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà chung cư số 10 Âu Cơ cho Công ty Bình Phát”. Theo đó, Công ty Bình Phát do Dương Thanh Cường làm Tổng Giám đốc có trách nhiệm đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP.HCM thực hiện dự án Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà chung cư số 10 Âu Cơ cho Công ty Bình Phát.
Để có tiền thực hiện liên kết trên, Dương Thanh Cường gặp và trao đổi với Hồ Đăng Trung, Giám đốc Agribank chi nhánh 6 đề nghị được vay tiền. Trung đồng ý cho Công ty Tấn Phát của Dương Thanh Cường vay tiền và giao cho Phòng tín dụng thực hiện.
Theo cáo trạng, ngày 29.10.2007, Hồ Đăng Trung, Giám đốc Agribank chi nhánh 6 và Thái Cường, Giám đốc Công ty Tấn Phát ký Hợp đồng tín dụng với nội dung: Agribank chi nhánh 6 cho Công ty Tấn Phát vay 170 tỉ đồng, mục đích vay góp đầu tư và chia căn hộ tại Khu căn hộ và Trung tâm thương mại Đông Phương Phát số 10 Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Hồ Chí Minh; lãi suất thời điểm ký hợp đồng 1,15%/tháng; thời hạn vay 60 tháng.
Mặc dù Hồ Văn Long, Hồ Đăng Trung biết Công ty Tấn Phát là doanh nghiệp mới được thành lập, chưa đặt quan hệ giao dịch với chi nhánh, Dự án số 10 Âu Cơ chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tài sản thế chấp là giấy chứng nhận tạm thời không đủ điều kiện thế chấp cho vay, nhưng vẫn ký duyệt đồng ý cho Công ty Tấn Phát vay 170 tỉ đồng.
Cũng theo cáo trạng, theo quy định của Agribank Việt Nam, thì thẩm quyền cho vay tối đa của Agribank chi nhánh 6 không quá 80 tỉ đồng, việc cho vay 170 tỉ đồng phải xin nâng quyền phán quyết của Agribank Việt Nam.
Sau đó, Dương Thanh Cường sử dụng pháp nhân Cty Thanh Phát lập dự án “khu biệt thự nhà vườn Thanh Phát” tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM. Dù dự án chưa được phê duyệt đầu tư nhưng Trung vẫn ký cho Cty Thanh Phát vay 700 tỉ đồng (đã giải ngân 628 tỉ). Trong khi đó, hợp đồng thế chấp tài sản đều ghi là “tài sản hình thành trong tương lai”.
Ngày 04.12.2007, Hồ Đăng Trung, Giám đốc Agribank chi nhánh 6 và Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Thanh Phát ký Hợp đồng tín dụng số 1605 -LAV 200700423, nội dung Agribank chi nhánh 6 cho Công ty Thanh Phát vay 700 tỉ đồng để thanh toán đền bù giải tỏa mặt bằng và chi phí thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát và đã giải ngân được 628 tỉ.
Agribank 6: Sai phạm từ trên xuống dưới
Ngày 26.10, tại TAND TP, Cơ quan điều tra cũng đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý việc ra Quyết định nâng quyền phán quyết cho vay của Agribank Việt Nam đồng ý cho Agribank chi nhánh 6 quyền phán quyết cho công ty Thanh Phát vay 700 tỉ đồng và việc nhóm các cán bộ Ngân hàng Phương Nam (nay thuộc Sacombank) cho các công ty của Dương Thanh Cường được thế chấp 23 sổ đỏ vay tiền với số lượng lớn.
Cáo trạng nêu rõ từ ngày 04.12.2007 đến 19.9.2008 Agribank chi nhánh 6 đã giải ngân cho Công ty Thanh Phát của Dương Thanh Cường vay 628 tỉ đồng bằng 16 giấy nhận nợ (UNC, tiền mặt).
Trong phần chất vấn liên quan đến số tiền giải ngân 628 tỉ này, chủ toạ đặt chất vấn vào lần nhận nợ lần 2, giải ngân số tiền 100 tỉ đồng, mục đích sử dụng tiền vay: chi phí chuyển nhượng QSDĐ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh. Ngày 05.12.2007 Công ty Thanh Phát có UNC số tiền 100 tỉ đồng vào tài khoản của bà Trần Hoa Mai tại Agribank chi nhánh 6, cùng ngày 05.12.2007 bà Mai có giấy lĩnh tiền mặt 100 tỉ đồng. Cường xác nhận “Tiền chuyển vào tài khoản Trần Hoa Mai nhưng thực chất bị cáo chỉ đạo chuyển qua công ty Thanh Phát”.
Sở dĩ có việc như thế bởi trước đó, Cường tiến hành mua đất của bà Trần Hòa Mai rồi mượn tên bà này mở tài khoản ở Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 để nhận tiền giải ngân từ Agribank.
Trước tòa, Cường khai sau khi Agribank chi nhánh 6 giải ngân số tiền 628 tỉ đồng, Cường đã sử dụng vào các việc: dùng để thanh toán cho các khoản vay ngân hàng, rút tiền về nhập quỹ công ty để sử dụng vào việc mua bán đất, tiêu xài cá nhân... Cường còn ký hợp đồng từ thiện với các chương trình truyền hình thực tế thông qua Công ty cổ phần văn hóa và tiếp thị thông tin kinh tế Trí Thức Việt. (Ví dụ chương trình Vượt lên chính mình - theo lời Cường khai trước tòa).
Về phần bị cáo Hồ Đăng Trung, nguyên giám đôc Agribank 6 thì cho rằng đã bị bị cáo Cường lừa gạt vì quá tin tưởng vào Cường và cũng nhận đã làm trái các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam.

Các bị can: Hồ Đăng Trung, Nguyên Trưởng phòng Tín dụng Agribank Chi nhánh 6, Hồ Văn Long, Trương Nhật Quang, Nguyễn Hoàng Quốc Thuỵ, Trương Quốc Bảo là nhân viên Agribank Chi nhánh 6 cũng bị truy tố.

Cùng các bị cáo: Lê Thành Công - nguyên Tổng giám đốc Công ty dệt kim Đông Phương; Đỗ Trọng Nhân - nguyên Giám đốc công ty TNHH Siêu mẫu Việt; Dương Thanh Cường, Thái Cường (em rể Dương Thanh Cường) - nguyên Tổng giám đốc và Giám đốc công ty TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát; Lê Sơn Hùng, Phạm Hoàng Thọ - đều nguyên Phó giám đốc công ty TNHH sản xuất - xây dựng thương mại Thành Phát.

11 bị cáo đã bị truy tố ở 3 nhóm hành vi với nhiều tội danh như Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

Thảo Hương - Thu Hiền
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
‘Ông lớn’ công nghệ mong muốn đầu tư vào chíp, bán dẫn tại Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết nhiều doanh nghiệp (DN) công nghệ lớn toàn cầu đã thể hiện mong muốn hợp tác đầu tư vào các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo… của Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án thất thoát gần 1.000 tỉ đồng: sai từ trên xuống