Sáng 21.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội về dự kiến số Phó chủ tịch Quốc hội, số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội cũng cho biết một số thay đổi trong những lễ tuyên thệ sắp tới.

Đại biểu quốc hội không được quay phim, chụp ảnh khi lãnh đạo cấp cao tuyên thệ

Trí Lâm | 21/07/2016, 11:31

Sáng 21.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội về dự kiến số Phó chủ tịch Quốc hội, số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội cũng cho biết một số thay đổi trong những lễ tuyên thệ sắp tới.

Trước đó, ngày 20.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 đã có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét cơ cấu Ủyban Thường vụ Quốc hội khóa14 là 18 người như khóa 13,gồm: Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó chủ tịch Quốc hộivà 13 ủyviên Ủyban Thường vụ Quốc hội. Quốc hội trong sáng nay 21.7 tiến hành thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về số Phó chủ tịch, số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Trong sáng nay, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua nghị quyết về số lượng Phó chủ tịch Quốc hội, số lượng ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Kết quả, Quốc hội "chốt" số lượng ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là 18, gồm chủ tịch, 4 phó chủ tịch và 13 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhân sự để bầu Phó chủ tịch Quốc hội được giới thiệu là 4 Phó chủ tịch Quốc hội khóa 14: ông Phùng Quốc Hiển (Ủyviên T.Ư Đảng, Ủyviên Đảng đoàn Quốc hội), ông Uông Chu Lưu (Ủyviên T.ƯĐảng, Ủyviên Đảng đoàn Quốc hội), bà Tòng Thị Phóng (Ủyviên Bộ Chính trị), ông Đỗ Bá Tỵ (đại tướng, Ủyviên T.Ư Đảng, Ủyviên Đảng đoàn Quốc hội).

Về các ứng viên để bầu vàoỦy ban Thường vụ Quốc hội khóa14, Quốc hội giới thiệu thêm 3 nhân sự mới:

Ông Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, được giới thiệu để bầu làm Ủyviên Ủy banThường vụ Quốc hội, dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy banVăn hóa- Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội,thay thế bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm ủy ban nàykhóa 13. Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủyviên Ủy banThường vụ Quốc hội, dự kiến giữ chức vụ Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội.

Ông Vũ Hồng Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủyQuảng Ninh được giới thiệu bầu làm Ủyviên Ủy banThường vụ Quốc hội, dự kiến giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế củaQuốc hội. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy banKinh tế của Quốc hội khóa13 được giới thiệu một nhiệm kỳ Ủyviên Ủy banThường vụ Quốc hội, dự kiến chuyển sang giữ chức vụ Trưởng ban Đối ngoại của Quốc hội.

Ông Nguyễn Khắc Định, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, được giới thiệu tham gia Ủy banThường vụ Quốc hội để giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy banPháp luật, thay ông Phan Trung Lý nghỉ theo chế độ sau nhiệm kỳ Quốc hội khóa13.

Các vị trí khác được đề nghị tiếp tục giữ như sau lần kiện toàn bộ máy Quốc hội 3 tháng trước. Cụ thể, bà Nguyễn ThúyAnh dự kiến làm Chủ nhiệm Ủy banCác vấn đề xã hội, ông Hà Ngọc Chiến dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, ông Phan Xuân Dũng làm Chủ nhiệm Ủy banKhoa học -Công nghệ và Môi trường, ông Nguyễn Đức Hải dự kiến giữ chức Chủ nhiệm Ủy banTài chính Ngân sách, bà Lê Thị Nga dự kiến giữ chức Chủ nhiệm Ủy banTư pháp, ông Trần Văn Túydự kiến giữ chứcTrưởng ban Công tác đại biểu, ông Võ Trọng Việt dự kiến giữ chức Chủ nhiệm Ủy banQuốc phòng - An ninh,ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng được giới thiệu tiếp tục một nhiệm kỳ nữa làm Tổng thư ký Quốc hội.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương Đảnglần thứ 3, khóa 12 đã nhất trí tiếp tục đề xuất, giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa14 bầu hoặc phê chuẩn theo quy định các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước đã được Hội nghị Trung ương 2 khóa 12(họp tháng 3.2016) bỏ phiếu giới thiệu hoặc cho ý kiến thông qua.

Sau Hội nghị Trung ương 2, tại kỳ họp thứ 11 diễn ra vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, Quốc hội khóa 13đã bầu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng Chính phủ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội.

Kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố trong phiên làm việc sáng 22.7. Chủ tịch Quốc hội khóa 14 sẽ tuyên thệ nhậm chức. Lễ tuyên thệ sẽ được phát thanh truyền hình trực tiếp đến cử tri cả nước.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thưký Quốc hội, công tác tuyên thệ nhậm chức của các lãnh đạo cấp cao lần này có một số điểm khác so với lần tuyên thệ trước. Theo đó, để đảm bảo tính trang nghiêm, khi các lãnh đạo tuyên thệ thì các đại biểu quốc hộiphải đứng lên. Khi đứng lên phải nghiêm trang như chào cờ chứ không được quay phim, chụp ảnh, tránh để xảy ra tình trạng như lần tuyên thệ trước. Đây cũng là mong muốn của cử tri, và Quốc hội đã tiếp thu.

Tiếp nữa, theo ông Phúc, trong nghi lễ tuyên thệ, ra mắt tới đây sẽ không có màn tặng hoa như lần trước. Đồng thời, khi tuyên thệ sửa câu “Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc…” thành “Dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc…”.

Trí Lâm
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu quốc hội không được quay phim, chụp ảnh khi lãnh đạo cấp cao tuyên thệ