Liên quan đến hai bức phù điêu quý của thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “nhốt” nhiều thập niên ở tuyến phố cấm, hai đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc và ông Lưu Bình Nhưỡng đã nêu ý kiến về vấn đề này.

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về 2 bức phù điêu quý bị ‘kẹt' ở Hà Nội

TIỂU VŨ | 14/06/2019, 21:52

Liên quan đến hai bức phù điêu quý của thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “nhốt” nhiều thập niên ở tuyến phố cấm, hai đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc và ông Lưu Bình Nhưỡng đã nêu ý kiến về vấn đề này.

>>Kêu gọi ‘giải cứu’ hai bức phù điêu quý đang kẹt trên phố cấm ở Hà Nội

Như Một Thế Giới đã thông tin, mới đây nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long công bố phát hiện của mình về mộtdi sản mỹ thuật hiếm đang tồn tại ởHà Nội. Đó chính là hai bức phù điêu được các giáo sư và sinh viên khóa 1 và 2 Trường Mỹ thuật Đông Dương sáng tác vào khoảng năm 1929-1930.

Thế nhưng, 2 di sản quý giá này đang trong tình trạngkhông thể tiếp cậnvì nó nằm trên một tuyến phố cấmdo đây là khu vực của cơ quan Bộ Công an tại Hà Nội.

Các bức phù điêu đang bị “giam” trong một khe hẹp và tối, chất đầy dây cáp, cục điều hòa - Ảnh: Hà Nguyễn

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi (đang sinh sống tại Pháp) cho biết, theo báo cáo của Tardieu, dưới số hiệu 506D, một phù điêu trang trí sảnh lớn của Cung Đông Dương (Palais Indochine) do ba sinh viên của Trường Mỹ thuật Đông Dương là Georges Khánh, Vũ Cao Đàm và Lê Tiến Phúc thực hiện, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Charles-Jean Christian (Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp, IHNA, lưu trữ 125, Tardieu). Cũng theo báo cáo trên, phù điêu có kích thước: dài 39 m, cao 2m.

Bức phù điêu "Ngư nghiệp" do 3 mảnh ghép lại được miêu tả trong cuốn sách“Trois école d’art de l’indochine: Hanoi, Phnom-Penh, Bien Hoa”- Ảnh: Ngô Kim Khôi cung cấp

Sau khi thông tin 2 bức phù điêu quý bị “nhốt” được báo chí phản ảnh, nhiều họa sĩ nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước tỏra nuối tiếc. Tất cả đều có chung một nhận định hai phù điêu không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang giá trị về văn hóa lịch sử, vì vậy các cơ quan quản lý cần cóphương án bảo tồn và phát huy của di sản sản quý giá này.

Việc hai bức phù điêu quý bị “nhốt” nhiều thập niên ở tuyến phố cấm cũng được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm.

Ngày 13.6 phát biểu trên Báo Văn Hóa (thuộc Bộ VHTT-DL)ĐBQH Dương Trung Quốcnói: “Trước hết phải bắt nguồn về lịch sử của hai bức phù điêu. Hai bức phù điêu này là một phần trang trí của trụ sở Trường Mỹ thuật Đông Dương, và nằm ở bên con đường nối thông từ Yết Kiêu sang ga Hàng Cỏ (nay là phố Lê Duẩn) từ những thập niên 30 của thế kỷ trước. Với bề dầy lịch sử như thế nên càng ngày trong giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa và mỹ thuật càng nhận thấy thấy rõ giá trị của nó. Đó tựa như bức bích hoạ của Trường Mỹ thuật Đông Dương thời trước... Trước kia các bức phù điêu này nằm ở vị trí rất thuận lợi, cận kề con đường Trần Quốc Toản nên phát huy được giá trị trang trí của nó.

Một phần họa tiết của bức phù điêu -Ảnh: Ngô Kim Khôi cung cấp

"Ngày đó tôi vẫn thường đi qua con đường này, nhưng rất đáng tiếc theo tôi biết, thời kỳ chiến tranh do yêu cầu về an toàn và khi đó vấn đề giao thông chưa cấp bách như hiện nay nên người ta tạm ngăn đoạn đường ấy lại. Và cũng rất đáng tiếc là sau khi hoà bình lập lại, lẽ ra chúng ta phải trả lại đoạn đường để vừa góp phần khôi phục luồng giao thông vốn có, vừa góp phần trả lại vẻ đẹp cho di sản.

Nếu như vậy thì đã không có câu chuyện để chúng ta phải bàn ngày hôm nay vì rõ ràng, vị trí của những bức phù điêu là thuận lợi để mọi người có thể chiêm ngưỡng và việc sửa chữa, phục hồi cũng dễ. Nhưng rất tiếc Bộ Công an lại là cơ quan đặc thù, phải đảm bảo về mặt an ninh nên rất khó tiếp cận. Lẽ ra đoạn đường này phải được trở lại như cũ nhất là khi Bộ Công an đã có trụ sở mới”, Báo Văn Hóa dẫn lời của ĐBQH Dương Trung Quốc.

Theo ông Dương Trung Quốcthì Bộ Công an nên trả lại đoạn đường có hai bức phù điêu để vừa phục vụ cho giao thông, vừa giúp chúng ta có thể tu bổ, tôn tạo các bức phù điêu để mọi người được chiêm ngưỡng.

“Bên cạnh việc xin được trả lại đoạn đường ấy, mức tối thiểu là Bộ Công an nên tạo điều kiện để cho việc sửa sang các bức phù điêu được tiến hành tốt nhất và nghĩ ra được phương thức nào cho phù hợp để có thể giới thiệu được với công chúng”, đại biểu Quốc hộinói và cho rằng người ta bức xúc với nó là chính đáng.

“Vấn đề hay là câu chuyện về hai bức phù điêu mà giới nghiên cứu mỹ thuật tiếp tục lên tiếng kiến nghị mới đây, một lần nữa khiến chúng ta suy nghĩ về việc ứng xử đối với di sản. Chúng ta đã thật sự tôn trọng, trân trọng với di sản văn hoá chưa? Chính vì điều ấy nên chúng ta cần có một thái độ ứng xử chuẩn mực”, ông Quốc nói.

Bức phù điêu "Ngư nghiệp" đang trong trình trạng khó tiếp cận - Ảnh: NNC Phạm Long cung cấp

Cùng quan điểm với ông Dương Trung Quốc, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng đưa ra ý kiến: “Phải nói là, đây là điều rất đáng tiếc. Xuất phát từ cái sai đầu tiên là vấn đề quyhoạch, từ một con đường giờ đã bị “cắt” mất đoạn đầu đường. Thứ hai, chúng ta đã không có biện pháp để tiếp tục cho công chúng được hưởng thụ hoặc có biện pháp để các bức phù điêu đó được quảng bá. Có thể khẳng định rằng, các bức phù điêu đó không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có tác dụng là tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, giáo dục về nghệ thuật. Đó cũng là những bài học cho thế hệ sau học tập. Họ cần những tác phẩm của các bậc tiền bối để có thể rút kinh nghiệm từ đường nét đến nghệ thuật bố trí phối cảnh…

Giải quyết vấn đề này tôi nghĩ cũng rất khó. Vì vậy chúng ta phải đề nghị các nhà khoa học xem xét trong những trường hợp như thế này, theo quan điểm của họ thì phải xử lý như thế nào. Nếu nằm trong phạm vi quản lý của Bộ Công an thì từ trước đến nay Bộ có tiếp tục gìn giữ hay không?

Tôi đề nghị Thủ tướng cần xem xét thành lập một Hội đồng khoa học, có sự tham gia của các nhà khoa học và các bên có liên quan như Bộ Công an, Bộ VHTTDL để chúng ta thẩm định, đánh giá lại những bức phù điêu đó có còn giá trị thực sự không hay là có thể phá bỏ hoặc để tồn tại trong tình trạng như hiện nay?

Nếu các bức phù điêu có giá trị thực sự thì phải có biện pháp. Còn nếu các bức phù điêu ấy không có giá trị cũng phải có câu trả lời chứ không phải để cho người ta băn khoăn, bức xúc mãi”.

Tiểu Vũ

TIN BÀI LIÊN QUAN:

>>Kêu gọi ‘giải cứu’ hai bức phù điêu quý đang kẹt trên phố cấm ở Hà Nội
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về 2 bức phù điêu quý bị ‘kẹt' ở Hà Nội