Dịch COVID-19 khiến các nhà nông phải ngưng sản xuất, cùng việc người dân các nước hoảng loạn mua trữ lương thực, đã khiến Tổ chức Nông-Lương LHQ (FAO) báo động thế giới sẽ thiếu nguồn thức ăn một cách rất nghiêm trọng.

Đại dịch COVID-19 khiến thế giới đối mặt nguy cơ thiếu lương thực nghiêm trọng

31/03/2020, 12:05

Dịch COVID-19 khiến các nhà nông phải ngưng sản xuất, cùng việc người dân các nước hoảng loạn mua trữ lương thực, đã khiến Tổ chức Nông-Lương LHQ (FAO) báo động thế giới sẽ thiếu nguồn thức ăn một cách rất nghiêm trọng.

Người lao động thiếu hụt ở các nông trại Mỹ - Ảnh: Internet

Trang web ngày 30.3 của FAO cảnh báo nguy cơ COVID-19 tác hại đến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu như sau: “Chúng ta đang có nguy cơ đối mặt một khủng hoảng lương thực đang phủ trùm, nếu như không nhanh chóng thực hiện các biện pháp bảo vệ những người dễ bị tổn thất nhất, duy trì các chuỗi dây chuyền cung ứng lương thực và hạn chế tác hại của đại dịch đối với toàn hệ thống lương thực”.

FAO còn dự báo sự rối loạn nguồn cung ứng sẽ diễn ra trong tháng 4 hoặc tháng 5 tới, kèm nhận định sự rối loạn hiện nhỏ vì nguồn cung lương thực vẫn đủ đáp ứng nguồn cầu, nhưng giá bán có thể sẽ tăng cao hơn đối với các sản phẩm có giá trị như thịt hoặc các mặt hàng dễ bị hỏng, thay vì tăng giá lên các mặt hàng chủ lực vẫn còn đủ nguồn cung.

Công ty xếp hạng tín dụng Fitch Solutions nói nguồn cung lương thực thế giới hiện tương đối dồi dào, với triển vọng tích cực của mùa thu hoạch năm 2020 đến năm 2021 nhờ điều kiện thời tiết ôn hòa ở các vùng sản xuất chính.

Nhưng Fitch Solutions cũng lưu ý rằng “sản xuất ngũ cốc tại các thị trường phát triển, thường tại các trang trại lớn ở khu vực dân cư thấp nên ít bị lây nhiễm, nhưng các ngành sử dụng nhiều lao động như đồn điền (trồng dầu cọ) và sản xuất (chế biến thịt) lại có nguy cơ nhân công bị lây nhiễm cao hơn và từ đó phải áp dụng biện pháp phong tỏa tạm thời”.

Bang Sabah hiện là vùng trồn dầu cọ lớn nhất Malaysia, đã ra lệnh đóng cửa các đồn điền ở 3 khu vực, sau khi một số nhân công bị nhiễm dịch COVID-19.

Và dù có đủ nguồn cung ứng các loại lương thực chủ đạo, việc thiếu nhân công cùng những thách thức logistic và bất kỳ sự hạn chế nào của các nước nhằm bảo vệ nguồn cung ứng chiến lược cũng sẽ đẩy cao rủi ro bị khủng hoảng lương thực.

Ông Maximo Torero Cullen, nhà kinh tế trưởng của FAO giải thích rằng vào lúc nguồn cung dự trữ lương thực còn có thể đáp ứng, thì các biện pháp mà toàn thế giới đang áp dụng nhằm hạn chế tác hại của dịch phong tỏa - như hạn chế hoạt động đi lại (trừ công việc cần thiết), đóng cửa trường học và đóng cửa biên giới - lại gây tác động đến nhà nông không thể trồng lương thực hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm - và làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực.

Và từ đó dẫn đến sự giảm tốc của ngành vận chuyển vì nhiều nước siết chặt khâu kiểm soát các phương tiện chở hàng trên không và trên biển. Các biện pháp mới này sẽ đặc biệt tác động đến khâu sản xuất thức ăn tươi và gia súc gia cầm.

Ông Torero kêu gọi các nước không nên cấm xuất khẩu lương thực: “Sự tệ hại nhất có thể xảy ra là chính phủ hạn chế dòng lương thực. Các biện pháp bảo hộ chủ nghĩa là rào cản thương mại chỉ khiến vấn đề này trầm trọng thêm, tạo ra sự bất ổn cực kỳ về giá cả”.

Người dân sợ cảnh phong tỏa nên lập kho trữ lương thực tại nhà

Theo CNBC, hiện một số quốc gia đã bắt đầu các biện pháp hạn chế thương mại hoặc tồn trữ quyết liệt và cấm xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm an ninh lương thực, từ đó dẫn đến việc người dân các nước nhào vào cuộc hoảng loạn mua sắm các mặt hàng thiết yếu gồm lương thực, thực phẩm.

Ví dụ Nga vào ngày 20.3 tuyên bố ngưng xuất khẩu kiều mạch và các loại lúa thóc khác trong 10 ngày, hoặc Kazakhstan hạn chế xuất khẩu bột mì, kiều mạch, đường, một số loại rau và dầu hướng dương.

CNBC cũng nêu Việt Nam nằm trong số các quốc gia trồng lúa lớn áp dụng hạn chế xuất khẩu lương thực. Theo SCMP, Thái Lan cấm vận chuyển trứng gà trong 7 ngày, sau khi nguồn cung trong nước bị thiếu, gây ra nguồn cầu tăng và giá bán tăng gấp đôi.

Theo Fitch Solutions, các động thái kể trên sẽ khiến giá bán các mặt hàng lương thực chủ yếu tăng vọt nhanh chóng. Các nhà phân tích dự báo sẽ còn những hạn chế xuất khẩu khác, nhưng họ nói sự thiếu lương thực rất rõ ràng ở các nước chỉ có 1 hoặc 2 nguồn nhập những loại lương thực chủ yếu.

Theo Fitch Solutions, các quốc gia dễ lâm cảnh lạm phát giá bán lương thực nhất gồm các nước xem nhập khẩu là một phần chia nguồn cung ứng lương thực trong nước, ví dụ vùng Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các quốc gia có đồng tiền yếu như Indonesia, Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng, vì đa số hàng hóa tiêu dùng đều mua bằng đồng USD trên thị trường quốc tế.

Mỹ Trinh (theo CNBC, SCMP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại dịch COVID-19 khiến thế giới đối mặt nguy cơ thiếu lương thực nghiêm trọng