Trong một bức thư mà báo Observer (Anh) đăng ngày 1.10, đại sứ sắp mãn nhiệm kỳ Vygaudas Usackas (giữ chức từ năm 2013) cho biết những suy nghĩ của ông trước khi sắp thôi chức:
Quan hệ Nga-phương tây bế tắc trong ‘một cuộc khủng hoảng sâu bén’ nên trongtương lai gần, khó thể có chuyện Nga-phương tây quay trở lại quan hệ đối tác bình thườngkhi có quá nhiều khác biệt giữa hai bêncùng những nhận định khác nhau về an ninh châu Âu.
Trước khả năng ông Vladimir Putin sẽ lại trúng cử chức Tổng thống Nga sau ngày bầu cử 18.3.2018 (với một nhiệm kỳ 6 năm) thì tầm nhìn thế giới khác biệt giữa Nga và phương tây sẽ còn kéo dài.
Ông Usackas còn viết Nga sẽ càng nỗ lực gây chia rẽ trong châu Âu để gây tổn thất cho Liên hiệp châu Âu (EU).Ông nêu đã có nhiều tài liệu khẳng định Nga cố gắng tác động vào những cuộc bầu cử và chính trị, thông qua cỗ máy tuyên truyền. Đây cũng là điều mà Moscow nhiều lần bác bỏ.
NhưngUsackascho rằngMoscow cũng dùng những thỏa thuận làm ăn để gây chia rẽ EU bằng phầnthưởng cho những nước nào phản đối sự cấm vận Nga.Vị đạisứ viết: “Đoàn kếtlà sức mạnh của chúng ta. Chính những vấn nạn nội bộ của chúng ta mà Moscow khai thác để làm mất uy tín hình mẫu EU”.
Ông Usackas nhấn mạnh các nước thành viên EU chưa nỗ lực tự phòng thủ và ví dụ dự án tuyến ống dẫn khí North Stream II đã trao thêm quyền kiểm soát mảng năng lượng châu Âu cho Moscow, trực tiếp đi ngược mục tiêu của châu Âu là đa dạng hóa nguồn cung dầu khí cho cựu lục địa.
Ông viết thêm rằng châu Âu phải chú trọng xử lý vụ Anh rời khỏi EU (vụ Brexit) và cuộc khủng hoảng di dânvì cả hai mảng này đều bị Nga khai thác.
Châu Âu cũng phải cải thiện sự minh bạchđể gây được niềm tin nơi người dân các nước và chú trọng tinh thần đoàn kết. Lãnh đạo các nước châu Âu cũng phải đấu tranh cho quyền lợi của những nhà chống đối ở Nga.
EU cũng phải mở đường cho Ukraine gia nhập khối này, nếu EU muốn kháng cự nỗ lực của Moscow là tái kiểm soát đất nước thuộc khối Liên Xô cũ này.
Ông Usackas cho rằng Nga sẽ cố gắng kiểm soát Ukraine và Gruzia: “Nga chỉ tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của láng giềng, khi nào các lựa chọn địa - chính trị của họ phù hợp với quyền lợi của Nga”.
Vị đại sứ đề nghị EU cần tăng cường nỗ lực đàm phán hòa bình ở Ukraine, kêu gọi Brussels chọn một đặc sứ ở nước này (như Mỹ đã làm) và thắc mắc tại sao EU không là một phần trong những nỗ lực đa phương để làm trung gian cho một thỏa thuận.
Ông Usackas viết: “Chúng ta cần chú tâm kết thúc nội chiến Ukrainevì nếu nó tiếp diễn thì sẽ khó bình thường hóa quan hệ”,và nên có đề nghị Ukraine gia nhập EUđể phát một thông điệp mạnh đến Nga, rằng EU cam kết bảo vệ nền dân chủ ở Ukraine và Gruzia, và cho chính quyền hai nước này có động cơ thực hiện những cải tổ quan trọng.
Vị đại sứ viết kết luận: “Phải thật rõ ràng, đường đi châu Âu thông qua Kiev, tôn trọng sự lựa chọn ngả về châu Âu của Ukrainevà tuân thủ trật tự an ninh châu Âu”.
Bích Ngọc (theo Observer)