Đây là hành động của những kẻ kỳ thị cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới), theo AP đưa tin.

Đài tưởng niệm những người đồng tính bị giết trong chiến tranh thế giới lần 2 bị phá hoại

Chí Thiện | 20/08/2019, 06:39

Đây là hành động của những kẻ kỳ thị cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới), theo AP đưa tin.

Cảnh sát Berlin vừa cho biết đài tưởng niệm những người đồng tính bị giết trong đệ nhị thế chiến đã bị phá hoại vào cuối tuần qua. Hiện trường cho thấy đây là hành vi của những kẻ kỳ thị người LGBT. Chúng đột nhập nghĩa trang vào ban đêm và vẽ bậy lên cửa sổ - một phần quan trọng của đài tưởng niệm.

Khánh thành vào ngày 27.5.2008, đài tưởng niệm này được thiết kế bởi hai nghệ sĩ Michael Elmgreen và Ingar Dragset. Nó có dạng hình khối, làm bằng bê tông với một cửa sổ đặt ở mặt trước. Du khách có thể nhìn vào cửa sổ và xem một đoạn phim ngắn về hai người đàn ông hôn nhau.

Gần đài tưởng niệm là một tấm bảng được viết bằng tiếng Đức và tiếng Anh. Ở đó, du khách có thể đọc các cuộc khủng bố trong thời kỳ phát xít thống trị. Theo đó, đồng tính nam và đồng tính nữ từng thuộc các đối tượng bị truy lùng gay gắt và phân biệt đối xử dưới thời Hitler bên cạnh người Do Thái. Họ bị miêu tả là nguyên nhân làm suy yếu giống nòi.

Từ năm 1933 đến năm 1945, ước tính 100.000 người đàn ông đã bị bắt với tội danh đồng tính luyến ái và có khoảng 50.000 người trong số đó chính thức bị kết án. Hầu hết những người này thụ án trong các nhà tù thông thường, nhưng ước tính 5.000 đến 15.000 người đã bị giam giữ trong các trại tập trung của Đức Quốc xã.

Không rõ số lượng người tử vong, nhưng học giả hàng đầu Rüdiger Lautmann tin rằng tỷ lệ tử vong của người đồng tính trong các trại tập trung có thể lên tới 60%. Họ phải chịu một mức độ tàn ác khác thường bởi những kẻ bắt giữ mình.

Những người đồng tính bị lính Đức Quốc Xã đánh dấu bằng biểu tượng tam giác hồng.Sau này, tam giác hồng trở thành một trong những biểu tượng phổ biến nhất trong cộng đồng LGBT

Đáng tiếc, các nạn nhân đồng tính của chủ nghĩa phát xít đã không được chính thức công nhận ngay sau khi chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc. Trong thập niên 1950 và 1960, đồng tính luyến ái vẫn là hành vi phạm pháp tại Đức được quy định ở Điều 175 của bộ luật Hình sự. Chỉ đến năm 1994, nó mới chính thức được loại bỏ.

Vào những năm 1980, những "nạn nhân bị lãng quên" này cuối cùng đã được đưa ra thảo luận. Năm 1985, Tổng thống Tây Đức khi ấy là Richard von Weizsäcker đã gọi những người đồng tính là một "nhóm nạn nhân". Nhóm Der homosexuellen NS-Opfer gedenken và tổ chức Lesben- und Schwulenverband bắt đầu quảng bá cho việc xây dựng một đài tưởng niệm ở Berlin vào năm 1993.

10 năm sau, Quốc hội Đức đã phê duyệt dự án và đài tưởng niệm ở Berlin được đặt tại công viên Tiergarten (gần đài tưởng niệm những người Do Thái bị giết ở châu Âu). Những người có mặt tại buổi khánh thành vào năm 2008 gồm thị trưởng Berlin Klaus Wowereit, Chủ tịch quốc hội Wolfgang Thierse và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Bernd Neumann.

Đài tưởng niệm những người đồng tính bị giết trong chiến tranh thế giới lần 2 tại Frankfurt

Bên cạnh đài tưởng niệm ở Berlin, Đức còn có 2 đài tưởng niệm khác cùng loại đặt tại thành phố Frankfurtvà thành phố Cologne.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài tưởng niệm những người đồng tính bị giết trong chiến tranh thế giới lần 2 bị phá hoại