Quan chức Washington - Bình Nhưỡng ngày 15.7 đã gặp nhau bàn về việc trao trả hài cốt lính Mỹ tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố cuộc đàm phán “hiệu quả, mang không khí hợp tác và đem đến các cam kết vững chắc”.

Đàm phán hồi hương hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên có kết quả tích cực

Cẩm Bình | 16/07/2018, 15:57

Quan chức Washington - Bình Nhưỡng ngày 15.7 đã gặp nhau bàn về việc trao trả hài cốt lính Mỹ tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố cuộc đàm phán “hiệu quả, mang không khí hợp tác và đem đến các cam kết vững chắc”.

Cuộc gặp 15.7 diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Sau nhiều giờ làm việc, hai bên nhất trí cho hồi hương số hài cốt đã thu thập được, cũng như cùng nhau tìm kiếm những hài cốt còn lại. Các quan chức sẽ tiếp tục bàn bạc cụ thể hơn trong ngày 16.7.

Hồi hương hài cốt lính Mỹ là 1 trong 4 điểm chính trong tuyên bố chung Mỹ - Triều được Tổng thống Donald Trump ký với lãnh đạo Kim Jong-un hôm 12.6. Chính quyền Washington dự kiến tiếp nhận 200 - 250 hài cốt. Khoảng 100 quan tài gỗ cùng quốc kỳ Mỹ trong những tuần qua đã được đưa đến khu vực biên giới với Hàn - Triều để chuẩn bị.

Theo dự kiến ban đầu, cuộc họp bàn về vấn đề trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ vốn diễn ra vào ngày 12.7, nhưng phía Triều Tiên bất ngờ dời lại.

Trong khoảng thời gian 1996- 2005, một nhóm công tác chung Mỹ-Triều đã tiến hành 33 hoạt động thu gom 22 hài cốt quân nhân Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực phục hồi và hồi hương hài cốt đã bị ngưng trệ trong hơn một thập kỷ, khi quan hệ hai nước xấu đi do Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân, còn Washington lo ngại về an toàn cho các chuyên gia nước này khi tham gia nhóm công tác.

Hồi hương hài cốt lính Mỹ có thể được xem là một chiến thắng về mặt chính trị của Tổng thống Trump, nhưng nhà phân tích Malcolm Davis thuộc Viện nghiên cứu Chính sách chiến lược Úc đánh giá động thái này đóng góp rất ít cho nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Theo nhà phân tích Davis: “Họ trao trả (hài cốt binh sĩ Mỹ) như một nhượng bộ trong tiến trình ngoại giao. Nhưng nhượng bộ này dễ dàng thực hiện và nhìn chung không góp phần giải trừ hạt nhân”.

Cẩm Bình (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đàm phán hồi hương hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên có kết quả tích cực