Người dân Đài Loan đang đổ xô đi học bắn súng trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về việc Trung Quốc sắp dùng vũ lực "thống nhất" hòn đảo.

Dân Đài Loan đổ xô đi học bắn súng trước mối lo Trung Quốc tấn công

Hoàng Vũ | 02/06/2022, 13:14

Người dân Đài Loan đang đổ xô đi học bắn súng trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về việc Trung Quốc sắp dùng vũ lực "thống nhất" hòn đảo.

Một bộ phận người ở Đài Loan, từ hướng dẫn viên du lịch, sinh viên đến nghệ sĩ xăm mình, đang đẩy mạnh việc đi học bắn súng lần đầu tiên trong đời vì chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã làm dấy lên lo lắng về kịch bản Trung Quốc có động thái tương tự trên hòn đảo.

Áp lực quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan, kết hợp với cuộc xung đột ở Ukraine, đã thúc đẩy các cuộc tranh luận về cách tăng cường phòng thủ ở Đài Loan khi mà chính quyền hòn đảo đang cân nhắc xem có nên gia hạn nghĩa vụ quân sự bắt buộc hay không.

vqc2svtmorizvfkd3nmxk534oy.jpg
Học viên bắn súng tại Polar Light - công ty đào tạo kỹ năng chiến đấu ở Đài Loan - Ảnh: Reuters

Max Chiang, Giám đốc điều hành của Polar Light - công ty đào tạo kỹ năng chiến đấu ở Đài Loan cho biết, kể từ khi xung đột ở Ukraine bắt đầu cách đây 3 tháng, số lượt đặt chỗ cho các bài học về cách bắn súng hơi hạng nhẹ, hoặc các thiết bị sát thương thấp được thiết kế để bắn đạn phi kim loại đã tăng gần gấp 4 lần.

“Ngày càng có nhiều người đến tham gia. Một số người đến trường bắn năm nay chưa từng cầm súng. Con số đã tăng gấp ba hoặc gấp bốn kể từ khi Moscow tổ chức hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine", ông Max cho hay.

Theo Reuters, một số người ở Đài Loan lo sợ rằng Trung Quốc, vốn chưa bao giờ loại trừ việc sử dụng vũ lực để đưa hòn đảo này vào tầm kiểm soát của mình, có thể gia tăng sức ép lên Đài Bắc, lợi dụng việc phương Tây bị phân tâm bởi nỗ lực hỗ trợ và trang bị cho Ukraine trong việc đáp trả Moscow.

"Tôi muốn học một số kỹ năng chiến đấu, bao gồm cả kỹ năng như việc sử dụng súng để có thể phản ứng với bất kỳ tình huống nào", Su Chun, một nghệ sĩ xăm hình 39 tuổi, người đã quyết tâm học cách sử dụng súng hơi nhằm chuẩn bị chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.

Theo Su, việc huấn luyện súng sẽ hữu ích nếu chính quyền Đài Loan kêu gọi những người dự bị như mình để đẩy lùi cuộc tấn công tiềm tàng từ Trung Quốc.

"Hầu hết mọi người không muốn xảy ra chiến tranh, tôi cũng không muốn xảy ra chiến tranh, nhưng trong trường hợp không may này thực sự xảy ra, tôi sẽ chuẩn bị tâm lý", Su nói thêm.

pqaauvfi2bj3vf7wragf6gicl4.jpg
Học viên trong khóa huấn luyện súng tập sơ cứu trong trường hợp bị thương - Ảnh: Reuters

Sử dụng súng hơi hạng nhẹ, phổ biến để mô phỏng quân sự, được dạy như một môn thể thao thi đấu ở Đài Loan, nơi vốn kiểm soát chặt chẽ quyền sở hữu súng. Nhiều động tác và chiến thuật liên quan tới bộ môn này đều giống với kỹ năng chiến đấu, từ tư thế bắn đến cách ngắm bắn.

Hướng dẫn viên du lịch Chang Yu, người đã tham gia khóa học sơ cấp cùng vợ cho biết với Reuters rằng nhu cầu tìm hiểu thêm về vũ khí phòng thủ sau xung đột tại Ukraine là "rất cấp thiết".

"Xung đột Ukraine - Nga đã khiến mối đe dọa từ bên kia eo biển ngày càng rõ ràng và thực tế. Điều đó khiến chúng tôi tự hỏi rằng mình nên chuẩn bị như thế nào nếu điều tương tự xảy ra ở Đài Loan", Yu nói.

Bên cạnh việc huấn luyện sử dụng súng, một số chính trị gia ở Đài Loan đã kêu gọi công chúng bắt đầu suy nghĩ về các kế hoạch sinh tồn trong thời kỳ mà hầu hết các thành phố không có điện và nước trong nhiều ngày.

Lin Ping-yu của đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền, người đang tranh cử ghế hội đồng lập pháp, cho biết xung đột ở Ukraine đã khiến ông phải chuẩn bị bộ dụng cụ sinh tồn cho gia đình, với đầy đủ nguồn cung cấp thực phẩm khẩn cấp và nhiên liệu, để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Lin - tác giả của một cuốn sách về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc - nói thêm: “Hãy nghĩ về cách bạn có thể giúp bản thân và những người khác tồn tại. Chúng ta đang phải đối mặt với những rủi ro vô cùng lớn. Nguy cơ mất tự do, dân chủ, mất tất cả mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày".

Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Đài Loan đổ xô đi học bắn súng trước mối lo Trung Quốc tấn công