Theo TS Đặng Hoàng Giang, trong khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2015, người dân chỉ đứng ra tố giác tình trạng tham nhũng khi bị bắt buộc phải chi số tiền đút lót từ 25 triệu đồng trở lên, thay vì 5,5 triệu so với 4 năm trước. Đây là xu hướng đáng lo ngại khi người dân có thái độ “sống chung với lũ”, chỉ khi bị hạch sách một lượng tiền khá lớn thì mới tố cáo.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi công bố Báo cáo PAPI 2015 ngày 12.4. Báo cáo này dựa trên kết quả khảo sát gần 14.000 người dân từ 63 tỉnh thành, do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp xây dựng.
PAPI đánh giá 6 chỉ số thành phần, gồm: Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.
Sụt giảm nỗ lực phòngchống tham nhũng
Trong báo cáo, chỉ số“kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” giảm 3% điểm so với năm 2014. Năm 2015 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm trong nỗ lực phòngchống tham nhũng ở cấp tỉnh ở cả 4khía cạnh do PAPI đo lường so với những năm trước.
Tuy nhiên, sau 5 năm, hơn 1/3 số tỉnhthành có mức độ cải thiện đáng kể, với điểm trung bình chỉ số của từng địa phương tăng từ 5% trở lên so với kết quả năm 2011.
Ví dụ, điểm số của Trà Vinh tăng đến 47% sau 5 năm, điểm số của Cao Bằng tăng đến 33%. Trà Vinh là địa phương đạt điểm cao nhất trong chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng” năm 2015. Nam Định là tỉnh đạt điểm cao nhất ở nội dung “Quyết tâm chống tham nhũng” của chính quyền và người dân. Thủ đô Hà Nội luôn ở trong nhóm đạt điểm thấp nhất trong 5 năm liên tục.
Đáng lo ngại, người dân chỉ đứng ra tố giác tình trạng tham nhũng khi bị bắt buộc phải nộpsố tiềnđút lóttừ 25 triệu đồngtrở lên, trong khi so với 4 năm trước, mức này chỉ ở mức 5,5 triệu. Cá biệt, người dân Hải Phòng chấp nhận "chung chi" số tiền 72 triệu đồng nếu bị vòi vĩnh.
TS Đặng Hoàng Giang nhận địnhđây là xu hướng đáng quan ngại khi người dân có thái độ “sống chung với lũ”, chỉ khi bị hạch sách một lượng tiền khá lớn mới tố cáo. Mức chịu đựng tăng đần đều như vậy không phải là điều tốt cho sự minh bạch.
Để tăng cường hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, TS Đặng Hoàng Giang cho rằng các cấp chính quyền cần thúc đẩy việc học hỏi kinh nghiệm từ những địa phương được đánh giá cao hơn trong việc đảm bảo công bằng trong tuyển dụng công chức, viên chức.
Giám sát và giảm thiểu các hành vi nhận tiền "bôi trơn", chi phí ngoài quy định trong cung ứng dịch vụ công. Ngăn chặn cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi qua các hành vi vòi vĩnh khi làm thủ tục hành chính cho người dân; sử dụng công quỹ vào mục đích cá nhân và nhận “lót tay” trong tuyển dụng nhân sự vào khu vực công.
Đồng thời, người dân cũng cần chủ động hơn trong việc tố giác các hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ, công chức, viên chức để góp phần giảm thiểu tham nhũng, hối lộ. Các tổ chức ngoài nhà nước và giới báo chí có thể đóng vai trò làm kênh để người dân phản ánh các vấn đề tham nhũng.
Đói nghèo là vấn đề ngườidân longại nhất
Năm 2015, khảo sát PAPI đưa thêm câu hỏi để người dân nêu lên 3vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường đáng longại nhất ở Việt Nam.
Kết quả cho thấy đóinghèo là một trong những vấn đề đáng lonhất, tiếp đến là việc làm, điều kiện đường sá/giao thông, tham nhũng và tình hình an ninh, trật tự.
Chỉ khoảng 5% số người được hỏi cho rằng tranh chấp Biển Đông (vốn dành được sự quan tâm của báo giới) là vấn đề đáng quan ngại nhất, thấp hơn nhiều so với tỷlệ 18% cho rằng đói nghèo là vấn đề hệ trọng nhất.
Báo cáo nhận định, cho dù có tranh chấp Biển Đông, điều kiện phát triển kinh tế của cá nhân và gia đình vẫn được xem là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều người. Đói nghèo không chỉ được xem là vấn đề hệ trọng nhất ở phạm vi toàn quốc mà còn ở từng vùng địa lý.
Theo khảo sát này,có sự khác biệt thú vị về cách người dân nhìn nhận vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Người trả lời ở các tỉnh miền Trung và phía nam quan ngại hơn về vấn đề này. Người dân khu vực duyên hải miền Trung cảm nhận "sức nóng"của vấn đề Biển Đông hơn cả, có lẽ là do Biển Đông là ngư trường lớn cho người dân nơi đây, hoặc do các huyện đảo trên Biển Đông trực thuộc các tỉnh/thành phố trong khu vực này.
Theo đó, tranh chấp Biển Đông là vấn đề quan ngại nhất với hơn 6% số người được hỏi trong nhóm dân cư đô thị, nhưng lạikhông thuộc nhóm 10 vấn đề đáng quan ngại nhất trong nhóm dân cư nông thôn.
Kết quả khảo sát cũng biểu thị sự khác biệt về đánh giá của người dân đô thị và nông thôn. Trong khi giáo dục, chất lượng giáo dục và dịch vụ công có ý nghĩa quan trọng ở khu vực đô thị, cònngười dân ở khu vực nông thôn cho rằng đói nghèo và điều kiện đường sá, giao thông quan trọng hơn cả.
Trí Lâm