Theo AirVisual thì quá nửa trong top 100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thuộc về Trung Quốc và nếu tính trong top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm hơn 2/3.

Đằng sau bầu trời xanh ở Bắc Kinh là một Trung Quốc vật lộn với ô nhiễm

Anh Tú | 12/07/2019, 06:20

Theo AirVisual thì quá nửa trong top 100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thuộc về Trung Quốc và nếu tính trong top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm hơn 2/3.

Theo CNN, khi các nhà lãnh đạo trên thế giới đến Bắc Kinh, họ thường được ngắm trên đầu mìnhbầu trời xanh tuyệt đẹp. Nhưng đó là chỉ là một dấu hiệu về khả năng kiểm soát khói bụi khét tiếng của thủ đô Trung Quốc mỗi khi cần trời xanh khoe với khách. Dù vậy, nó cũng cho thấy sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc giải quyết ô nhiễm không khí trong những năm gần đây, bằng cách đóng cửa hay hiện đại hóa các nhà máy cũ để giải quyết vấn đề khí thải.

Theo báo cáo của Greenpeace và AirVisual, ​​Bắc Kinh đã thoát khỏi danh sách100 thành phố ô nhiễm nhất ở châu Á trong những năm gần đây, với mức độ ô nhiễm chung thấp hơn 10% so vớicác thành phốtrên khắpTrung Quốc (tính từ năm 2017 đến 2018). Theo AirVisual thì Bắc Kinh xếp thứ 122.

Thượng Hải, trung tâm tài chính của đất nước, cũng đã có những tiến bộ về môi trường, như áp dụng các quy định tái chế nghiêm ngặt. Nhưng đó chỉ là những điểm sáng hiếm hoi trên nền một bức tranh tối.Theo AirVisual thì quá nửa trong top 100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thuộc về Trung Quốc và nếu tính trong top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm hơn 2/3.

Vũ Hán, ở phía đông bắc Trung Quốc với 10 triệu dân, xếp hạng 146 trên bản đồ ô nhiễm nhất thế giới, tức là còn dưới Bắc Kinh nhưng người dân đã cảm thấy “khó sống” với tình trạng ô nhiễm.

Suốt hơn một tuần cuối tháng 6 đầu tháng 7 này, hàng nghìn người dân Vũ Hán đã xuống đường biểu tình. Họ giơ biểu ngữ với các nội dungnhư "chúng tôi không muốn bị đầu độc, chúng tôi chỉ cần hít thở không khí trong lành" để kêu gọi đình chỉ kế hoạch xây dựng một nhà máy đốt rác trên nền một khu chôn lấp rác vốn dự định được quy hoạch làm công viên.

“Trong nhiều năm, chúng tôi đã phải ngửi thấy mùi kinh tởm của bãi chôn lấp rác, và tất cả chúng tôi đều vui mừng khi nghe tin nó sẽ kết thúc vào năm tới”, một người biểu tình 24 tuổi giấu tên ở Yangluo, nói. “Nhưng thật bất ngờ, công viên (dự định xây trên nền bãi rác cũ) biến mất và một địa điểm đốt rác sẽ được đưa vào đó. Không ai có thể chịu đựng được”.

“Chúng tôi hiểu sự cần thiết phải xử lý rác theo cách thân thiện với môi trường, nhưng nó có nhất thiết phải nằm gần nhà của chúng tôi không? Hai trường đại học (Đại học Công nghệ sinh học Vũ Hán và Viện Kỹ thuật Vũ Hán) và hơn 10 khu dân cư nằm trong bán kính 3km”.

Yangluo, được thiết kế như một khu vực phát triển kinh tế và công nghệ, nằm cách trung tâm thành phố Vũ Hán 30km về phía đông bắc và có dân số 300.000. Nhà máy đốt rác sẽ xử lý 2.000 tấn chất thải mỗi ngày, theo Ủy ban Quản lý đô thị Vũ Hán cho biết hồi tháng trước.

Các quan chức địa phương rõ ràng đã rất ngạc nhiên bởi quy mô của các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng ngàn người - khoảng 10.000, theo một nguồn tin của SMCP - đã diễu hành cuối tháng trước. Hình ảnh và video được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những đám đông lớn diễu hành trên đường phố gần nơi xây dựng nhà máy và cảnh sát được huy động người biểu tình.

Trước áp lực đó, chính phủ đã hạ lệnh đình chỉ xây dựng nhà máy. Người dân địa phương cũng cho biết đã tạm dừng các cuộc biểu tình, nhưng sự hiện diện của cảnh sát vẫn còn ở thành phố khiến không khí rất căng thẳng.

Thực ra đây cũng không phải là vụ biểu tình vì môi trường đầu tiên tại Trung Quốc. Năm 2016, những người biểu tình đeo khẩu trang đã xuống đường ở Thành Đô để yêu cầu chính quyền phải hành động để giải quyết khói bụi. Trong những năm gần đây, còn các cuộc biểu tình khác nhắm vào các nhà máy điện và hóa chất ở các tỉnh Tứ Xuyên, Giang Tô và Hắc Long Giang.

Kể từ năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một lượng lớn năng lượng và tiền bạc để giải quyết các vấn đề về chất lượng không khí của nước này. Và vào năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên chiến "chống ô nhiễm", mà ông mô tả là "cảnh báo đèn đỏ của thiên nhiên chống lại mô hình phát triển không hiệu quả và mù quáng".

Nhưng chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với một bài toán giữ cân bằng không dễ dàng: cần xử lý các mối quan tâm về môi trường của công chúng, đồng thời tránh cáchành động làm chậm tăng trưởng kinh tế. Nền công nghiệp tăng trưởng nhanh của Trung Quốc trước đâythường không đếm xỉa nhiều đến tiêu chuẩn an toàn, nhất là trong vấn đề khí thải mà mọi người hiện đang tranh đấu.

Hơn nữa, ngay cả khi trung ương tuyên chiến với ô nhiễm thì vấn đề này lại chưa chắc được quán triệt tại địa phương, nơi các quan chức vì tư lợi sẵn sàng tham nhũng môi trường. Điều này thểhiện trong việc có sự phân chia theo địa lý trong các tiêu chuẩn môi trường ở Trung Quốc. Trong số 20 thành phố hàng đầu có không khí tồi tệ nhất ở Trung Quốc, hầu hết đều ở miền trung hoặc miền tây Trung Quốc (ngoại trừ Từ Châu ở tỉnh duyên hải Giang Tô trù phú).

Các thành phố nằm ở khu vực nghèo và kém phát triển (ở nội địa và phía tây) dễ bị tổn thương hơn với loại tham nhũng từ xà xẻo ngân sách đến việc phớt lờ các quy định môi trường. Từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã công bố điều tra hơn 12.000 quan chức và 18.000 công ty vì không tuân thủ hay lạm dụng các tiêu chuẩn môi trường.

Điều này có thể giải thích tại sao những người biểu tình, như những người ở Vũ Hán vừa qua, không có lòng tin với các quan chức địa phương ngay cả khi các quan chức cam đoan rằng các nhà máy đốt rác mới sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và khí thải hiện đại.

Theo New York Times, các lò đốt rác cũ ở Trung Quốc là nguồn phát thải có thể phá hủy hệ thống thần kinh trong cơ thể. Các chất gây ô nhiễm như vậy, đặc biệt là các chất có khả năng tồn tại lâu dài như Dioxin và thủy ngân, không chỉ nguy hiểm ở Trung Quốc mà còn có thể phát tán ra các nước láng giềng thông qua các dòng khí trên Thái Bình Dương, vươn đến tận Mỹ, theo nghiên cứu khí quyển dựa trên quan sát vệ tinh.

Công nghệ lò đốt thế hệ giúp có thể loại bỏ gần như toàn bộ khí thải, đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, hiện đã có mặt ở Trung Quốc.Chỉ có điều, lò đốt rác kiểu mới đắt hơn nhiều lần so với công nghệ cũ. Các quan chức Trung Quốc đã cố gắng thuyết phục người dân rằng các lò đốt rác mới đang được xây dựng với công nghệ cải tiến như vậy. Nhưng điều này chưa thuyết phục được người dân.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đằng sau bầu trời xanh ở Bắc Kinh là một Trung Quốc vật lộn với ô nhiễm