Tính theo số mũi tiêm trên số vắc xin được phân bổ thực tế, tốc độ tiêm của các tỉnh thành khá khác nhau.

Danh sách 10 tỉnh, thành tiêm vắc xin COVID-19 nhanh nhất và chậm nhất

Tin và ảnh: Tuyết Nhung | 20/08/2021, 16:33

Tính theo số mũi tiêm trên số vắc xin được phân bổ thực tế, tốc độ tiêm của các tỉnh thành khá khác nhau.

Tính đến trưa nay (20.8), Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 thống kê cho thấy, cả nước có 16.341.097 liều vắc xin được tiêm.

Trong đó, 10 tỉnh, thành phố tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 nhanh nhất tính theo số mũi tiêm trên số vắc xin được phân bổ thực tế gồm: Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bắc Giang và Bình Phước.

hinh-anh-1.png

10 tỉnh, thành phố tiêm chậm nhất tính theo số mũi tiêm trên số vắc xin được phân bổ thực tế gồm: Thanh Hóa, Bình Thuận, Quảng Nam, Thái Bình, Hà Giang, An Giang, Kiên Giang, Nghệ An, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế.

hinh-anh-2.png

Dữ liệu trên cổng này cũng cho biết đến trưa nay đã có 5,338,103 lượt người đăng ký tiêm chủng vắc xin.

Tối qua 19.8, Bộ Y tế thông báo đã có thêm trên 1,2 triệu liều vắc xin AstraZeneca đến Việt Nam. Theo ước tính sơ bộ, đến nay Việt Nam đã nhận được khoảng 24 triệu liều vắc xin và đã tiêm xấp xỉ 16 triệu liều.

Từ nay đến cuối năm 2021, số lượng vắc xin COVID-19 sẽ về nhiều và dồn dập, do vậy công tác chuẩn bị tiêm chủng phải luôn sẵn sàng, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo nguyên tắc nhanh nhất, sớm nhất, an toàn nhất.

Trước đó, Bộ Y tế cho biết, sẽ chủ động điều chuyển vắc xin cho các tỉnh, thành phố, đơn vị khác, nếu kết quả tiêm tại các đơn vị, địa phương đạt tỷ lệ thấp đối với từng đợt phân bổ.

Giám đốc Sở y tế sẽ phải chịu trách nhiệm trước Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ tiêm vắc xin chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp về tiến độ tiêm chủng và việc bị điều chuyển vắc xin COVID-19.

Bài liên quan
Moderna, Pfizer kiếm hàng tỉ USD từ vắc xin COVID-19 tăng cường, còn cao hơn nếu được dùng như vắc xin cúm
Các nhà phân tích và đầu tư chăm sóc sức khỏe cho biết Pfizer - BioNTech và Moderna dự kiến ​​sẽ thu về hàng tỉ USD từ các mũi tiêm tăng cường COVID-19 trong một thị trường có thể sánh ngang với doanh thu 6 tỉ USD hàng năm cho vắc xin cúm nhiều năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh sách 10 tỉnh, thành tiêm vắc xin COVID-19 nhanh nhất và chậm nhất