Các nhóm dân tộc tại Myanmar nay cùng nhau tham gia biểu tình phản đối đảo chính, yêu cầu quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân cử.

Đảo chính thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc tại Myanmar

Cẩm Bình | 03/03/2021, 08:04

Các nhóm dân tộc tại Myanmar nay cùng nhau tham gia biểu tình phản đối đảo chính, yêu cầu quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân cử.

Kể từ ngày 18.2 đến nay, các nhóm dân tộc thiểu số tuần hành hằng ngày ở khu trung tâm Yangon để thể hiện tình đoàn kết với lực lượng biểu tình là người Bamar (dân tộc đông dân nhất tại Myanmar).

Cuộc đàn áp đẫm máu khiến ít nhất 18 người thiệt mạng hôm 28.2 cũng không thể dập tắt phong trào.

Cô Tina - một giám đốc ngành quan hệ công chúng người Karen - tin rằng thế hệ trẻ sẽ đem dân chủ trở lại: “Tôi chưa từng thấy người dân Myanmar đoàn kết như vậy. Điều này không chỉ diễn ra ở Yangon mà còn trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ cùng nhau đấu tranh cho công lý và dân chủ”. Nhưng cô bày tỏ lo ngại khi lực lượng biểu tình ôn hòa phải đối mặt với binh sĩ cùng cảnh sát trang bị vũ khí.

Nhóm biểu tình người Bamar không chỉ đòi khôi phục nền dân chủ mà nay còn bắt đầu kêu gọi quyền cho tộc người Rohingya vốn bị từ chối nhiều thập niên qua.

Trên mạng xã hội, không ít người trẻ tuổi tỏ ý hối hận vì đã không lên tiếng chỉ trích chính quyền và quân đội về cuộc khủng hoảng Rohingya năm 2017. Có người không ngại cầm biểu ngữ “Tôi lấy làm tiếc về cuộc khủng hoảng Rohingya do quân đội gây ra” lúc tuần hành trên đường.

myanmar.jpeg
Một người đàn ông Karen phát biểu tại biểu tình phản đối đảo chính - Ảnh: Nikkei Asian Review

Lâu nay chính quyền Myanmar luôn nằm trong tay người Bamar (chiếm 70% dân số). Từ khi nước này giành độc lập năm 1948 đến nay, giữa quân đội với các nhóm dân tộc thiểu số đòi quyền lợi thường xuyên xung đột.

Sau chiến thắng ở cuộc bầu cử năm 2015, đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) nắm quyền cố xây dựng nên hệ thống liên bang. Nhưng nỗ lực đàm phán bị đình trệ bởi một loạt vấn đề phức tạp, chẳng hạn quyền tự trị.

Nhà sáng lập tổ chức Free Rohingya Coalition, Nay San Lwin nhận xét: “Sắc tộc và tôn giáo nay không phải vấn đề. Điều mà mọi người quan tâm là con người”.

Phó chủ tịch đảng Nhân dân bang Kachin Gum Grawng Awng Hkam cũng mong các nhóm dân tộc cùng nhau khôi phục nền dân chủ rồi tiến tới thiết lập liên bang, mặc dù ông đánh giá hiến pháp Myanmar hiện tại không đảm bảo bình đẳng cho dân tộc thiểu số.

Trước đây cựu Tổng thống Thein Sein đã khởi động quá trình đàm phán hòa bình với khoảng 20 nhóm dân tộc thiểu số. Năm 2015, 8 nhóm đồng ý ký Đạo luật ngừng bắn quốc gia (NCA).

Tuần trước, Nhóm chỉ đạo Tiến trình hòa bình (PPST) tuyên bố ngừng đàm phán với hội đồng đảo chính. PPST được thành lập năm 2016 như một cách để duy trì đối thoại giữa chính quyền với quân đội.

Nhà hoạt động người Rohingya Nay San Lwin (sống tại Đức) đặt rất nhiều kỳ vào người trẻ tuổi: “Thế hệ mới đại diện cho tất cả hy vọng của chúng tôi. Họ là những nhà lãnh đạo tương lai. Tôi mong họ sẽ chấm dứt hàng thập niên phân biệt chủng tộc ăn sâu ở Myanmar”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảo chính thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc tại Myanmar