Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương Trung Quốc) trong chiến lược thương mại của Tổng thống Biden.

Chính quyền Biden ưu tiên giải quyết vấn đề cưỡng bức lao động ở Tân Cương

Hoàng Vũ | 02/03/2021, 14:22

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương Trung Quốc) trong chiến lược thương mại của Tổng thống Biden.

Theo báo cáo phác thảo chương trình nghị sự thương mại năm 2021 của tổng thống được trình lên quốc hội, được công bố hôm 2.3 của Văn phòng USTR, nhóm thương mại của ông Biden sẽ tìm cách sửa chữa quan hệ với các đồng minh và bảo vệ người lao động Mỹ. Trong chương trình này, việc giải quyết đại dịch COVID-19 bằng cách đảm bảo chuỗi cung ứng và sản xuất vắc xin cũng là ưu tiên hàng đầu.

“Những thiệt hại gây ra bởi các hành vi thương mại cưỡng bức và không công bằng của Trung Quốc đã làm tổn hại đến người lao động Mỹ, đe dọa lợi thế công nghệ, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của chúng tôi và làm suy yếu lợi ích quốc gia. Chính quyền Biden cam kết sử dụng tất cả các công cụ hiện có để xử lý hàng loạt hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc tiếp tục gây hại cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ, bao gồm cả các hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ…”, báo cáo của USTR nêu rõ.

Báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cũng sẽ "ưu tiên hàng đầu" giải quyết các cáo buộc lạm dụng nhân quyền trong chương trình lao động cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ cùng các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo ở khu tự trị Tân Cương và những nơi khác trong nước.

“Người Mỹ và người tiêu dùng trên khắp thế giới không muốn thấy các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức trên các kệ hàng. Người lao động không nên bị thiệt thòi khi phải cạnh tranh với một chế độ đàn áp có hệ thống do nhà nước bảo trợ”, báo cáo USTR cho biết và đồng thời khẳng định nỗ lực bảo vệ người lao động và nông dân Mỹ sẽ là trọng tâm trong chính sách thương mại của chính quyền Biden.

Bên cạnh đó, việc phục hồi mối quan hệ rạn nứt với các đồng minh và đối tác thương mại sẽ là một phần trong chiến lược đối phó với Bắc Kinh của ông Biden nhằm giải quyết "những méo mó thị trường toàn cầu do tình trạng dư thừa công nghiệp tạo ra". Chính quyền Biden sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác “để gây áp lực buộc chính phủ Trung Quốc chấm dứt các hành vi thương mại không công bằng và buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”, bao gồm cả những vi phạm nhân quyền do chương trình lao động cưỡng bức.

“Giải quyết thách thức Trung Quốc sẽ đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cách tiếp cận có hệ thống hơn so với cách tiếp cận từng phần trong quá khứ. Chính quyền Biden sẽ tái tham gia các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới và cũng sẽ làm việc với các đồng minh và các đối tác thương mại cùng chí hướng nhằm thiết lập các quy tắc toàn cầu tiêu chuẩn cao để điều hành nền kinh tế kỹ thuật số, phù hợp với các giá trị dân chủ", báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ nhấn mạnh.

Tài liệu trên phần lớn chính thức hóa các tuyên bố được đưa ra trong những tuần gần đây của ông Biden và ứng cử viên Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, người đang chờ Thượng viện xác nhận. Giới phân tích nhận định đây được cho là những tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy chính sách thương mại đối với Trung Quốc của chính quyền ông Biden sẽ không khác mấy so với thời cựu tổng thống Donald Trump.

tai.png
Bà Katherine Tai, ứng viên Đại diện thương mại Mỹ - Ảnh: AFP

Trong phần trả lời bằng văn bản các câu hỏi trong cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ tuần trước, bà Katherine Tai khẳng định sẽ chống lại các rào cản thương mại của Trung Quốc. "Tôi sẵn sàng cân nhắc các lựa chọn để giải quyết những vấn đề lâu dài đối với các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm việc đàm phán song phương. Tuy nhiên, tôi sẽ không ngần ngại hành động nếu những cuộc đàm phán đó không hiệu quả", bà Tai nói.

Bà Tai cho biết bà sẽ làm việc để giải quyết các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các công ty Mỹ cạnh tranh trong thị trường Trung Quốc. Bà cũng cáo buộc các chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gây bất lợi cho các doanh nghiệp Mỹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Biden ưu tiên giải quyết vấn đề cưỡng bức lao động ở Tân Cương