Trong không khí tưng bừng chuẩn bị Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Xuân 2019, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 37 về lĩnh vực Tổ chức Chính quyền, phân chia địa giới Hành chính, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập quận, huyện, phường, xã theo 2 tiêu chí diện tích và dân số, được dư luận Nhân dân hoan nghênh.

Đầu Xuân, ước Việt Nam 'một xanh, ba vàng'

05/02/2019, 14:39

Trong không khí tưng bừng chuẩn bị Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Xuân 2019, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 37 về lĩnh vực Tổ chức Chính quyền, phân chia địa giới Hành chính, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập quận, huyện, phường, xã theo 2 tiêu chí diện tích và dân số, được dư luận Nhân dân hoan nghênh.

Biển đảo Phú Quốc - Ảnh: nguồn internet

Kiến nghị Đảng tiếp tục chỉ đạo thực hiện kiện toàn, tinh giản bộ máy chính quyền từ cấp bộ đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có thể lấy thí dụ để tham khảo: Nước Mỹ với 350 triệu dân, có 11 bộ; Trung Quốc với diện tích rộng gấp hơn 29 lần nước ta có 33 tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương. Còn Việt Nam, với dân số dưới 100 triệu, diện tích nhỏ hơn diện tích Trung Quốc chia cho 29, nhưng có tới 18 bộ cùng 4 cơ quan ngang bộ và 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, những bộ nào có nhiều phần việc liên quan hữu cơ với nhau, nên sáp nhập lại.

Ngoài ra, cần nêu gương truyền thống Bộ Ngoại giao chưa bao giờ thành lập Tổng vụ, hay Tổng cục, kể cả khi Bộ trưởng chuyên trách, cũng như khi 1 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng (Bộ Ngoại giao). Và năm 2018 vừa qua, Bộ Công an là bộ đầu tiên bỏ cấp Tổng cục (trở lại như thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn ngày xưa). Cho nên các bộ có bộ trưởng chuyên trách, nhất là những “bộ dân sự” như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội… cũng cần sớm bỏ tổ chức cấp Tổng cục, để góp phần tinh giản bộ máy các bộ.

Các tỉnh diện tích dưới 1000 km2 (chưa bằng 1/10 diện tích tỉnh Thanh Hóa -11116,3 km2), dân số dưới 1.500.000 người, điều kiện địa hình thuận lợi, không khó khăn hiểm trở, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán tương đồng với các tỉnh giáp ranh, cũng nên sáp nhập lại (với các tỉnh giáp ranh).

Và nếu các bộ, cũng như các tỉnh có thể sáp nhập như nêu trên sẽ giảm được rất nhiều biên chế cán bộ, công chức ăn lương Nhà nước. Đừng sợ dôi dư, thừa bộ trưởng hay thừa chủ tịch tỉnh…

Về lĩnh vực kinh tế, cần tiếp tục phát huy và đẩy mạnh cách tổ chức khai thác: “1 xanh, 3 vàng” để Việt Nam Thăng Long, thực sự là “con Rồng cất cánh bay lên”.

Cụ thể: 1 xanh là Trời xanh. Trời xanh là tập trung vào sản xuất thủy điện, điện gió, điện nắng, gạch không nung… để hạn chế vẩn đục bầu trời. Việc rất cần thiết nữa là đầu tư thêm nhiều đường bay “du lịch xanh” ra các đảo, quần đảo như Bạch Long Vĩ và Trường Sa… Bởi vì thực tế, khách đi du lịch bằng máy bay ít khi bị say hơn đi tầu biển. Đã thế tốc độ (máy bay) lại nhanh hơn, nên nếu như có “đường bay xanh” ra Trường Sa, chắc chắn sẽ rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế mua vé đi ngay, để được thưởng thức, khám phá… Thậm chí họ chỉ cần đem theo đồ ăn dã chiến và tăng, võng ngủ 1 đêm ở Trường Sa rồi lại bay về đất liền.

Ba vàng là: Đất vàng, Rừng vàng và Biển vàng. Đất vàng, nên phải sử dụng, xây dựng đối với những công trình kiên cố-vĩnh cửu thật hợp lý, chuẩn mực, để đời, “ra tấm ra món”. Mà muốn có được các công trình như thế, cần phá bỏ những quy định thủ tục lạc hậu như lập “Dự án công trình” hiện nay để thay thế bằng việc lập “Luận chứng tổng hợp”.

Có nghĩa là 1 công trình kiên cố, vĩnh cửu, trước khi trình lên cấp thẩm quyền phê duyệt (Luận chứng tổng hợp), bắt buộc phải có các văn bản, bút tích đóng dấu thỏa thuận của các cơ quan chức năng, hội đủ toàn diện được các yếu tố: Quy hoạch, kiến trúc, mật độ dân cư, địa chất công trình, địa chất thủy văn, cấp điện, cấp nước, lịch sử, văn hóa, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, quốc phòng và an ninh…

Rừng vàng thì đã rõ từ xa xưa rồi. Lực lượng Kiểm lâm cũng đã có từ lâu nay. Nhưng việc tổ chức trồng rừng và khai thác rừng còn hạn chế. Khai thác vàng “vô chính phủ” và khai thác gỗ lậu vẫn chưa thể loại trừ. Nơi này nơi kia chính quyền đã “điếc không sợ súng” để cho những công trình xây dựng dân dụng mọc lên như ở trong rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà Nội…

Cho nên ngoài Kiểm lâm ra, cũng cần thành lập “Cảnh sát Rừng”, trên cơ sở biên chế hiện có của Bộ Quốc phòng, hoặc Bộ Công an hiện tại để không phải tăng thêm biên chế mới. Và lực lượng này sẽ được trang bị ống nhòm tầm nhìn rất xa, flying camera quan sát, theo dõi từ trên cao… “Cảnh sát rừng” chỉ đi máy bay trực thăng thường xuyên tuần tra kiểm soát, tập kích xuống lập biên bản vi phạm quả tang và xử lý kịp thời những người vi phạm về khai thác rừng.

Biển vàng: 1 thuật ngữ mới, tâm đắc đối với tôi khi ra Biển đảo Phú Quốc vừa rồi ở một khách sạn mang tên: GOLD BEACH HOTEL. Thật trùng hợp, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 năm 2018 đã ban hành Nghị quyết rất quan trọng về Kinh tế Biển. Nghị quyết đã xác định biển là một không gian sinh tồn của đất nước Việt Nam ta.

Như vậy “Rừng vàng, Biển bạc” là ngày xưa. Ngày nay, sẽ là “Rừng vàng và Biển vàng”. Tất nhiên chúng ta phải biết duy trì, tổ chức khai thác kinh tế biển thật hiệu quả, thật tốt thì Biển mới là vàng.

Nguyễn Thành Lập

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đầu Xuân, ước Việt Nam 'một xanh, ba vàng'