Phát biểu tại phiên thảo luận tổ quốc hội ngày 22.10, nhiều đại biểu cho biết cử tri kiến nghị rất nhiều về tăng lương. Điều chỉnh tăng lương cơ sở chính là cách để giảm bớt khó khăn cho người lao động, khắc phục tình trạng người lao động rời bỏ khu vực công.

Đề nghị tăng lương cơ sở từ đầu năm 2023 bởi trượt giá quá cao

Tú Viên | 22/10/2022, 18:26

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ quốc hội ngày 22.10, nhiều đại biểu cho biết cử tri kiến nghị rất nhiều về tăng lương. Điều chỉnh tăng lương cơ sở chính là cách để giảm bớt khó khăn cho người lao động, khắc phục tình trạng người lao động rời bỏ khu vực công.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết 6 tháng đầu năm, số công chức viên chức thôi việc trên cả nước là 39.500 người. Trong đó, công chức hơn 4.000 người, viên chức 35.500 người, chủ yếu ở 2 ngành giáo dục và y tế. Riêng giáo dục, trong hơn 2 năm rưỡi qua, số người xin thôi việc là 16.400, trong đó người trình độ đại học trở lên chiếm 49%. Y tế 12.190 người xin thôi việc, hơn 56% có trình độ đại học trở lên. Số liệu báo cáo là 2 năm rưỡi nhưng thực tế số lượng công chức, viên chức nghỉ việc nhiều rơi vào 6 tháng cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.

img1697-16664142917741088267326.jpeg
Đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) phát biểu - Ảnh: PV

Công chức, viên chức nghỉ việc chủ yếu ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là nơi có khu công nghiệp, chế xuất lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ. Nguyên nhân là họ phải chịu áp lực rất lớn về công việc, trong khi thu nhập không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Trong khi đó, các cơ sở y tế, giáo dục ngoài công lập có điều kiện phát triển mạnh mẽ, chế độ đãi ngộ tốt, đã thu hút nguồn nhân lực dịch chuyển từ công sang tư.

Điều chỉnh tăng lương cơ sở chính là cách để giảm bớt khó khăn cho người lao động, khắc phục tình trạng người lao động rời bỏ khu vực công. Nhưng về lâu dài, phải xem xét lại tổng thể, công tâm, khách quan công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức.

Cùng quan điểm của bộ, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cho biết tiền lương và thu nhập hiện nay cản trở việc thu hút nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong 2 ngành y tế, giáo dục. Lương người lao động thấp thu hút nhiều vốn FDI nhưng phải có phân tích để thấy được 2 mặt của vấn đề này. Đại biểu Nghĩa đề nghị cần xem lại chế độ lương và thu nhập khi đây là vấn đề còn nhiều bất hợp lý.

Theo đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu), đề án cải cách tiền lương do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên đến năm 2023 cũng chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, cử tri muốn biết lộ trình thực hiện thế nào, đến bao giờ thì những người hưởng lương trong ngân sách nhà nước sẽ được điều chỉnh lương.

Về tăng lương cơ sở, ông Thái cho biết cử tri cũng có nguyện vọng được thực hiện sớm hơn 6 tháng. Thay vì từ ngày 1.7.2023, cử tri mong muốn được thực hiện tăng lương cơ sở từ ngày 1.1.2023.

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho rằng “người lao động rời bỏ khu vực công không phải chỉ đơn thuần do lương thấp, mà còn do áp lực công việc lớn hơn đồng lương họ nhận được, nên họ sẵn sàng rời bỏ. Những quy định chồng chéo khiến người lao động bị áp lực khi thực hiện công việc, khó để đáp ứng yêu cầu trong thực thi công vụ”.

Đại biểu Thúy đề nghị cần tăng lương sớm, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng ngay từ ngày 1.1.2023 thay vì 1.7.2023 bởi mức độ trượt giá hiện đã quá cao. Nếu chưa đủ nguồn lực để tăng lương cho tất cả các nhóm thì cần có chính sách hỗ trợ tiền lương cho nhóm có thu nhập thấp. Mặt khác, cần tính đến việc xây dựng luật lương tối thiểu vùng để xác định tiền lương cho từng đối tượng cụ thể hơn.

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) hiện đã đủ điều kiện để điều chỉnh lương cơ sở từ đầu năm 2023. Nếu tăng từ ngày 1.1.2023 thì sẽ trở thành tiền lệ cho những năm sau, thuận lợi cho xây dựng kế hoạch về tài chính, ngân sách…

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15, Chính phủ đề xuất Quốc hội tăng lương cơ sở thêm 20%, từ ngày 1.7.2023, lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ tăng này tiệm cận với chính sách cải cách tiền lương với khung cải cách dự kiến thấp nhấp là 29%, cao nhất khoảng trên 40%.

Nếu năm 2023 đất nước phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như 3 năm qua thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương.

Bài liên quan

(2) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị tăng lương cơ sở từ đầu năm 2023 bởi trượt giá quá cao