Trong gia đình, biết lắng nghe chính là yếu tố quan trọng để giữ gìn hạnh phúc. Một buổi chiều, bà Millie Esposito đang ngồi cùng với cậu con Robert, chợt Robert nói: “Mẹ ơi, con biết mẹ rất yêu con”. Bà Esposito cảm động: “Tất nhiên là mẹ rất yêu con. Nhưng làm sao con biết?”. Robert đáp: “Con biết bởi vì mỗi khi con nói với mẹ bất kỳ điều gì, mẹ đều dừng mọi việc đang làm và lắng nghe con”.
Hãy học cách lắng nghe
Lắng nghe là một trong những cách trân trọng nhất mà chúng ta có thể bày tỏ với người đối diện. Nhớ lại, quả là tôi có nói mấy câu ngắn rằng tôi đã học được ở ông rất nhiều và ước muốn có được vốn hiểu biết như ông, tôi rất thật lòng muốn lang thang cùng ông trên các thảo nguyên, thế nào tôi cũng phải tìm gặp ông lần nữa. Ông khen tôi khéo nói chỉ vì tôi biết lắng nghe và khuyến khích ông chia sẻ.
Eliot, Hiệu trưởng Đại học Harvard trước đây cũng là một bậc thầy về nghệ thuật lắng nghe. Henry James, một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại đầu tiên của Mỹ, nhận xét về ông như sau: “Cách lắng nghe của tiến sĩ Eliot không phải chỉ đơn thuần im lặng mà là một hình thức lắng nghe chủ động. Ông nhìn mặt người đang nói một cách chăm chú và lắng nghe bằng cả đôi mắt lẫn đôi tai. Ông lắng nghe với trí não sáng suốt, suy nghĩ tập trung và phân tích những điều bạn đang chia sẻ. Ông lắng nghe với tất cả tấm lòng”.
Cái thâm thúy, sâu sắc của từ “lắng nghe” cũng được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ được xem là thông dụng nhất trên thế giới. Nếu quan sát chữ viết trong tiếng Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy từ “lắng nghe” được viết bởi những nét chữ tạo nên bằng năm từ bên trong – tai, mắt, tim, một và vua. Lắng nghe ở đây bao hàm ý chúng ta luôn cần phải mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hòa làm một với người đang giao tiếp và cho họ thấy được sự quan trọng của họ.
Nhờ biết lắng nghe cậu bé nghèo khổ trở thành doanh nhân thành đạt
Lại còn chuyện một cậu bé Hà Lan nhập cư nghèo khổ. Để giúp đỡ gia đình, mỗi ngày sau giờ học cậu phải đi lau cửa sổ thuê cho một cửa hiệu bán bánh rồi lại đến những bến đỗ của các xe than thường bốc dỡ hàng để nhặt nhạnh từng mẩu than rơi rớt. Cậu bé Edward Bok này chỉ có sáu năm cắp sách đến trường, thế mà lớn lên lại trở thành một trong những nhà xuất bản báo chí thành công nhất trong lịch sử báo chí châu Mỹ.
Cậu đã làm điều đó như thế nào? Rời khỏi trường học khi mới mười ba tuổi, làm người giúp việc văn phòng cho Western Union, nhưng chưa bao giờ cậu từ bỏ quyết tâm hoàn thiện bản thân. Cậu bắt đầu tự học một mình. Cậu tiết kiệm tiền vé xe và nhịn ăn trưa cho đến khi có đủ tiền mua một quyển bách khoa Tiểu sử Danh nhân Mỹ. Cậu viết thư cho những danh nhân này và hỏi thêm thông tin về tuổi trẻ của họ. Đồng thời, cậu cũng viết thư cho tướng James A. Garfield, người lúc bấy giờ đang vận động tranh cử tổng thống, và hỏi có phải hồi nhỏ ông đã từng làm nghề dắt thuyền trên một con kênh hay không.
Garfield đã phúc đáp lá thư của cậu. Cậu cũng viết thư cho tướng Grant để hỏi về một trận đánh, Grant đã đưa cả bản đồ cho cậu xem rồi còn mời cậu bé mười bốn tuổi này ăn trưa, ngồi nói chuyện suốt buổi chiều.
Chẳng bao lâu, cậu bé chạy việc vặt của Western Union đã thư từ qua lại với nhiều nhân vật nổi tiếng nhất của đất nước: Ralph Waldo Emerson, Oliver Wendell Holmes, Longfellow, Phu nhân Abraham Lincoln, Louisa May Alcott, Tướng Sherman và Jefferson Davis. Mỗi khi có được kỳ nghỉ, cậu lại đi thăm họ, bao giờ cậu cũng được tiếp đãi nồng hậu. Những nhân vật vĩ đại này đã truyền cho cậu một niềm tin vô giá, một quan điểm mới về cuộc sống và một khát vọng tự xây dựng đời mình.
Hãy nhớ điều đó mỗi khi bắt đầu một cuộc trò chuyện. Chúng ta được sinh ra chỉ với một cái miệng, nhưng miệng là một vũ khí sắc bén. Miệng có thể làm tổn thương, làm đau lòng hay thậm chí có thể giết chết người khác. Xin bạn hãy ghi nhớ câu này: “Nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều” và một nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người: ”Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ”.
Trích sách Đắc Nhân Tâm