Kết quả phổ điểm kỳ thi THPT quốc gia 2017 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố cho thấy nguồn tuyển sinh của các trường sẽ dồi dào.
Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho thấycả nước có 865.866 thí sinh dự thi. Số thí sinh dự thi trên 99% (có khoảng 4.300 thí sinh bỏ thi), 72 thí sinh bị đình chỉ, số thí sinh bị điểm liệt là 5.396.
Như vậy, số thí sinh bị loại khỏi "cuộc chơi" là 9.768. Số thí sinh còn lại là 856.098, trừ thêm 26% thí sinh đăng ký chỉ để xét tốt nghiệp (khoảng 22.500 thí sinh), thì lượng thí sinh còn lại để xét tốt nghiệp sẽ là 833.598.
Nhiều chuyên gia nhận định, với kết quả điểm thi năm nay thì tỷ lệ đậu tốt nghiệp khoảng 95% trở lên. Vấn đề còn lại là xác định điểm sàn sao cho hợp lý để các trường tuyển sinh dễ dàng.
Lần đầu tiên cả nước thành lập hai nhóm xét tuyển lớn ở hai miền Nam và Bắc. Dù đều thành lậpđể xét tuyểntrên tinh thần làm sao để lọc “ảo” hiệu quả nhất, nhưng hai nhóm lại có quy trình xét tuyển và lọc “ảo” của riêng mình.
Đối với nhóm xét tuyển phía Bắc, nhóm xây dựng quy trình xét tuyển theo phương thức điều chỉnh điểm chuẩn. Khi một trường thành viên trong nhóm điều chỉnh trực tuyến điểm chuẩn của mình, cả nhóm sẽ có nhận được thông tinvà có thể điều chỉnh theo nếu thấy nó có tác động lớn đến chỉ tiêu của trường mình.
Chia sẻ với phóng viên, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng quytrình như vậy sẽ khiến điểm chuẩn 2017 biến động mạnh mẽ vì khimột trường điều chỉnh điểm chuẩn, các trường khác có thể buộc phải điều chỉnh lại điểm chuẩn trường mình để đảm bảo nguyên tắc 1 thí sinh chỉ có thể trúng tuyển 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể.
Quy trình lọc "ảo" như vậy rất phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường để cho ra danh sách thí sinh trúng tuyển tối ưu nhất. Vì thế, nhiều khả năng các trường đại học có thể nâng điểm chuẩn 2017 cao hơn so với mọi năm để lọc “ảo” tối ưu. Đặc biệt là lọc “ảo” cả với thí sinh thực chất đăng ký vào trường mình.
Trong năm 2016, bình quân điểm thi thấp, số lượng thí sinh dự thi nhiều hơn và sau khi xác định điểm sàn 15 điểm, Bộ GD-ĐT cho biết tỷ lệ dôi dư để xét tuyển ĐH, CĐ là khoảng 1,8 lần nhưng kết quả là không trường nào tuyển đủ chỉ tiêu. Ngay cả những trường tốp đầu như Y, Dược, các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng không tuyển đủ chỉ tiêu mặc dù đã hạ điểm chuẩn.
Do đó, dù điểm thi cao, tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐnhiều hơn năm 2016, nhưng với quy định không giới hạn số nguyện vọng đăng ký xét tuyển thì điểm sàn năm 2017 sẽ khó có thể cao hơn mức 15 điểm. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, điểm thi năm nay nhích hơn một chút so với năm ngoái, điều này sẽ tác động chung đến toàn hệ thống các trường ĐH, CĐhay các trường Trung cấp chuyên nghiệp.
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cũng cho biết các trường ở top đầu như: ĐH Y, Dược, Ngoại thương sẽvất vả hơn trong việc sàng lọc các thí sinh có điểm cao nhưng chất lượng thì cần phải xét lại một lần nữa. Đến nay, có thể dễ dàng thấy được điểm số của các thísinh khá cao so với các năm trước đây, nên việc các trường rục rịch tăng điểm chuẩn là điều có thể dễ dàng thấy được.
"Việc tăng điểm chuẩn là đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh đạt điểm cao nhưng cũng sẽ là điều vất vả cho các trường để lọc danh sách ảo đối với các thí sinhđăng ký nhiều nguyện vọng hay thay đổi nguyện vọng cho phù hợp điểm với mình", ông Nhĩ nói.
PGS-TSBùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo -Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng với những điểm thi vừa được công bố thì kỳ thi THPT 2017 được đánh giá là thành công và có sự phân biệt điểm sốrất rõ ràng. Sự tách bạch về các trường tốp đầu thể hiện việc đưa điểm lên cao sẽ khiến các thí sinh chú ý hơn, còn các trường tốp dưới có thể lựa chọn học sinh theo phân khúc điểm thấp hơn.
"Đa số các em học sinh thi điểm rơi vào từ 16 - 22 điểm sẽ phù hợp với các trường ĐH có phân khúc trung bình. Việc này đảm bảo phân loại học sinh ngay ở kỳ thi. Nhà trường hiện nay cũng sẽ có sự tăng nhẹ về điểm số để công bằng cho các thí sinh đăng ký dự thi vào trường", ông Triệu nói.
Dạ Thảo