Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi đinh lăng là "cây sâm của người nghèo", bởi tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực... Với nhiều gia đình, lá đinh lăng được sử dụng làm rau trong bữa cơm.

Đinh lăng: Lá thuốc quý trở thành rau sạch trong bữa cơm gia đình

16/03/2016, 14:00

Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi đinh lăng là "cây sâm của người nghèo", bởi tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực... Với nhiều gia đình, lá đinh lăng được sử dụng làm rau trong bữa cơm.

Việc lá cây đinh lăng được nhiều gia đình sử dụng như một loại rau tươi, sạch và an toàn đã thúc đẩy nhiều nông dân trồng trọt để cung cấp cho thị trường. Trong thời gian sắp tới, loại rau vừa sạch, vừa an toàn, vừa bổ dưỡng như lá cây đinh lăng có thể sẽ là sự lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ khi muốn chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Đinh lăng thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Lá của cây này cũng được dùng làm rau, rất được ưa thích khi ăn kèm gỏi cá, nem cuốn hay xào với thịt bò hoặc nấu canh... Đặc biệt, lá đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, giảm mệt mỏi và tăng cường sức dẻo dai của cơ thể.
Trong thời gian gần đây, với nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi, sạch, an toàn thì lá cây đinh lăng được xử dụng như một loại rau là sự lựa chọn tốt cho bạn.
La thuoc quy dinh lang tro thanh rau sach trong bua com gia dinh

Lá cây đinh lăng tươi là một loại rau sạch, an toàn.(Ảnh minh họa từ Internet)

Theo các tài liệu nghiên cứu thì Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ; rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Do đó, danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi cây đinh lăng là "cây sâm của người nghèo" hay "cây Sâm Nam".

Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.

Đinh lăng có nhiều giống có hình dạng lá khác nhau, nhưng chỉ có loại đinh lăng lá nhuyễn là được ưa thích nhất.
La thuoc quy dinh lang tro thanh rau sach trong bua com gia dinh

Hình ảnh một vùng trồng cây Đinh Lăng .(Ảnh minh họa từ Internet)

Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ cần mỗi ngày sử dụng một lượng lá đinh lăng tươi khoảng 250g thì đáp ứng đầy đủ việc bồi bổ cơ thể.

Hiện tại, việc dùng lá cây đinh lăng như một loại rau tươi, sạch và an toàn đã thúc đẩy một vài nông dân trồng trọt để cung cấp cho thị trường. Thế nhưng diện tích trồng loại cây này chưa rộng, nên việc cung cấp đầy đủ cho mọi người như một loại thực phẩm sạch vẫn còn giới hạn.
La thuoc quy dinh lang tro thanh rau sach trong bua com gia dinh

Một món ăn sử dùng lá đinh lăng tươi như thực phẩm an toàn (Ảnh minh họa từ Internet).

Trong thời gian sắp tới, có thể loại rau vừa sạch, an toàn, vừa bổ dưỡng như lá cây đinh lăng sẽ là sự lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ khi muốn chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình.

Ngọc Trác

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đinh lăng: Lá thuốc quý trở thành rau sạch trong bữa cơm gia đình