Nhiều người thắc mắc Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh vì sao lại sử dụng ngựa Mông Cổ thấp bé thay vì giống to cao, đẹp mã đến từ châu Âu?
Vì sao Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh dùng ngựa Mông Cổ chứ không phải châu Âu?
Sáng nay (8.6), hơn 60 chú ngựa của đoàn CSCĐ Kỵ binh có buổi diễu hành ở quảng trường Ba Đình (Hà Nội) và trước tòa nhà Quốc hội.
Ngày 22.1.2020, đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) cho biết đơn vị đã tiếp nhận 105 con ngựa từ Mông Cổ để phục vụ cho Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh hoạt động trong năm nay.
Đoàn CSCĐ kỵ binh đã chủ động phối hợp với chuyên gia trong công tác thuần dưỡng, huấn luyện ngựa tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), đến nay đã thuần hóa 65 con sau 5 tháng. 70 con ngựa được huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ, số còn lại làm giống.
Mỗi chú ngựa nặng 300 - 400 kg, độ tuổi trung bình 2-4, vóc dáng nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, sung sức và thông minh. Chân ngựa được đóng móng sắt giúp chúng không bị bào mòn khi chạy trên nhiều địa hình khác nhau, đặc biệt là mặt đường trải nhựa, bê tông của đô thị hay nền đất cằn khô cứng.
Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh sẽ phục vụ các hoạt động diễu binh diễu hành, tuần tra kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ giải tán đám đông, xử lý tình huống đảm bảo an ninh trật tự, truy bắt tội phạm mà các phương tiện khác không thể đi tới được, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, đòi hỏi việc băng rừng, đi công tác nhiều ngày...
Điều đáng nói là những chú ngựa này có vẻ ngoài thấp bé bị dân mạng đem ra làm trò cười. Nhiều người hỏi: “Vì sao không dùng ngựa châu Âu, vừa cao, to, lại đẹp?”.
Theo Vietnam Projects Construction, người châu Âu khi nhìn về Mông Cổ, lúc đầu cũng khinh thường những chú ngựa này vì lùn, thô kệch và không đẹp mã. Ngựa Mông Cổ chỉ cao từ 1m40, có khi thấp hơn, nên nếu chỉ đánh giá qua vẻ ngoài thì trông rất chán. Thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước châu Âu và châu Á đều bị vó ngựa của những "chú lùn" này san phẳng.
Đầu tiên, giống ngựa Mông Cổ có thể chịu đựng những hành trình dài, điều kiện làm việc khắc nghiệt, gồm cả khí hậu khô nóng, lạnh buốt, ẩm mốc. Điều đó phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta.
Trong lịch sử, các đời phong kiến nhà Trần từng thu giữ ngựa chiến Mông Cổ, thuần hóa và trở thành những chiến binh dũng mãnh chống ngược lại quân Mông Cổ. Lịch sử đã chứng minh, khí hậu, con người Việt Nam phù hợp với loại ngựa này.
Ngựa Mông Cổ còn có khả năng tự tìm kiếm thức ăn, chỉ cần duy nhất cỏ để duy trì sự sống chứ không cần nghe nhạc, mát xa thư giãn, uống sữa như ngựa đua châu Âu.
Một vấn đề khác là ngựa chiến Mông Cổ không sợ chiến tranh, không sợ tiếng súng, đao gươm, có thể giao tiếp với tâm trí của chủ sở hữu. Thậm chí chúng muốn tham gia vào cuộc chiến với chủ nhân. Đây là một giống ngựa có bề ngoài nhu mì nhưng khi vào trận sẽ hóa thành chiến binh.
Có những giống ngựa châu Âu tuy khỏe và lực chiến rất hoàn hảo để dùng làm chiến mã trong chiến trường. Song khi tham gia vào trong các trận chiến, chúng lại rất dễ bị hoảng sợ khi nhìn thấy đao kiếm, súng lửa hay đám đông. Đó có lẽ là lý do mà những kỵ binh phương Tây thường đeo giáp và bịt mặt để hạn chế tầm nhìn của ngựa.
Nhìn chung, ngựa Mông Cổ không đẹp, lùn nhưng lại có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe, lông dày, cổ nở, sinh sản tốt và cực kỳ phù hợp với vai trò thú cưỡi.
Ngoài ra, ngựa Mông Cổ không bị lai tạp bởi các giống ngựa khác, duy trì đặc điểm từ thời Đế quốc Mông Cổ đã chứng minh thực chiến đến tận ngày nay.
Ngựa Mông Cổ có thể phi với vận tốc trung bình 30 - 40km/h trong 10 giờ liên tục. Dáng thấp, cổ không dài khiến cho tầm quan sát, người cưỡi dễ thao tác với súng đạn, gươm đao.
Đừng thấy nhỏ mà xem thường vì đẹp mã là thứ vô dụng khi thực chiến.
Có phương tiện hiện đại, sao vẫn dùng ngựa?
Loạt ảnh các CSCĐ đi hốt phân ngựa Mông Cổ cũng bị dân mạng đem ra đàm tiếu và cười nhạo. Trong ảnh, CSCĐ phải đẩy xe cút kít và dùng xẻng để hốt phân mà ngựa thải ra trên đường nhựa.
Thực ra đây là chuyện bình thường với cảnh sát ở nhiều nước. Thậm chí cảnh sát nước ngoài còn dùng tay đeo găng bốc phân ngựa bỏ vào túi.
CSCĐ dùng xe cút kít và xẻng dọn phân ngựa.
Cảnh sát nước ngoài cũng sử dụng xẻng hay tay đeo găng...
Nhiều người thắc mắc, với sự phát triển của các phương tiện vận chuyển hiện đại như ngày ngày thì cảnh sát dùng ngựa làm gì? Có thể họ chưa biết cảnh sát Mỹ và nhiều nước châu Âu vẫn cưỡi ngựa tuần tra.
Theo Dmagazine, quãng đường di chuyển trung bình của một cảnh sát sử dụng ngựa sẽ tương đương 10 cảnh sát đi bộ. Từ trên lưng ngựa, cảnh sát có lợi thế về tầm nhìn, từ đó theo dõi sự việc trong phạm vi rộng. Vị trí ngồi trên cao của cảnh sát còn giúp người dân nhìn thấy lực lượng chức năng từ xa, có thể nhanh chóng cầu cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, sự hiện diện của cảnh sát trên lưng ngựa còn có hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Một khi đã bị cảnh sát kỵ binh truy đuổi, kẻ phạm tội ít có khả năng chạy nhanh hơn. Trong một số trường hợp, đơn vị cảnh kỵ còn được dùng để kiểm soát hoặc giải tán đám đông tụ tập gây mất trật tự công cộng.
Clip xe buýt bị ô tô vượt đèn đỏ tông móp đầu, chạy tiếp ba vòng như ma ám
Nhân Hoàng (tổng hợp)