Doanh nghiệp Việt chỉ có lợi khi bán ở siêu thị nội, nhờ mức chiết khấu thấp. Do đó, Nhà nước cần có cơ chế giám sát mức chiết khấu của hệ thống siêu thị ngoại để giúp siêu thị cũng như doanh nghiệp trong nước tăng sức cạnh tranh, bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó Tổng giám đốc Saigon Food nêu ý kiến.

'Doanh nghiệp Việt chỉ có thể có lợi khi bán ở siêu thị nội'

Phan Diệu | 08/03/2017, 09:33

Doanh nghiệp Việt chỉ có lợi khi bán ở siêu thị nội, nhờ mức chiết khấu thấp. Do đó, Nhà nước cần có cơ chế giám sát mức chiết khấu của hệ thống siêu thị ngoại để giúp siêu thị cũng như doanh nghiệp trong nước tăng sức cạnh tranh, bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó Tổng giám đốc Saigon Food nêu ý kiến.

Ngày 7.3, TP.HCM đã tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp do Thành ủy, UBND TP.HCM tổ chức với chủ đề “Đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp”.

Giúp siêu thị nội là giúp doanh nghiệp Việt

Tại hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp đã phát biểu, đề xuất nhiều nội dung với lãnh đạo TP.HCM nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nội.

Nổi bậtlà Lê Thị Thanh Lâm - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Food (Saigon Food) đồng thời là đại diện Hiệp hội Lương thực - Thực phẩm TP đã nêu đề xuất Nhà nước cần hỗ trợ cho các hệ thống siêu thị nội phát triển.

“Chúng tôi phân tích rằng doanh nghiệp Việt chỉ có thể có lợi khi bán ở siêu thị nội, nhờ mức chiết khấu thấp, khoảng 10%. Vì vậy, Nhà nước giúp siêu thị nội tức là giúp doanh nghiệp Việt” - bà Lâm nói.

Ngoài ratheo bà Lâm, TP.HCM cần đẩy mạnh hơn nữa việc tôn vinh quảng bá sản phẩm an toàn của người Việt Nam, không để hàng ngoại lấn chiếm thị trường. Nhà nước cần có cơ chế giám sát mức chiết khấu của hệ thống siêu thị ngoại vì nếu mức chiết khấu của siêu thị nội không đua được với họ, việc kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn.

Bên cạnh đó, thành phố (TP)cần tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người tiêu dùng; các cơ sở sản xuất thực phẩm... về việc kinh doanh hám lợi, đánh mất đạo đức sẽ gây hại đến sức khoẻ của chính mình và người dân; từ đó để họ đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên trên hết.

Đồng quan điểm với bà Lâm, ông Diệp Dũng - Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Co.op nhận định TP phải xây dựng được chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Trả lời ý kiếncủa doanh nghiệp, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP chỉ nói rằng doanh nghiệp cần gửi bản kiến nghị cụ thể để UBND TP chỉ đạo các sở ngành giải quyết.

Trong khi đó, Bí thưĐinh La Thăngđề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh, đổi mới thiết bị, công nghệ mới, tận dụng thời cơ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 để đuổi kịp các doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Thăng cam kết TP.HCM sẽ đẩy mạnh các thủ tục hành chính, cải tiến thể chế, chính sách trên cơ sở khung quy định của pháp luật để giải quyết vướng mắc. Trong tháng 3 này, TP đang xây dựng cơ chế đột phá giúp TP phát triển mạnh mẽ hơn, xây dựng TP có chất lượng sống tốt hơn.

Không chạy theo số lượng, không đánh đổi môi trường

Còn lại đa phầnnội dung hội nghịtập trung vào việc hiến kế để TP.HCM đạt mục tiêu 500.000 doanh nghiệp trong năm 2020...

Ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế cho rằngmục tiêu có 500.000 doanh nghiệp trong năm 2020 khó thực hiện bởi thời gian không còn nhiều.

Theo ông, muốn đạt được con số trên, TP.HCM phải có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh để phát triển các hộ kinh doanh cá thể bởi đây là đối tượng chính, có kinh nghiệm và nguồn vốn. Chưa kể, TPcũng cần thay đổicăn cơ về nhận thức, thái độ làm việc của cán bộ công quyền.

Về vấn đề này, ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND TP cho rằng con số doanh nghiệp đã đượcTP tính toán và đều có cơ sở chứ không phải chạy theo chỉ tiêu. Bởi lẽ, hiện TP có khoảng 245.000 hộ kinh doanh cá thể nhưng chỉ đóng góp 2% nguồn thu cho ngân sách. Con số chưa xứng với tiềm năng và TP vẫn chưa giúp họ phát huy hết giá trị năng lực.

Theo ông Liêm, số doanh nghiệp của TP thành lập mới tăng bình quân từ 13-15%. Cụ thể, năm 2014 là 25.000 doanh nghiệp; năm 2015 là 31.000 doanh nghiệp; năm 2016 là 36.000 doanh nghiệp.

Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND TP.HCM đã giao Cục Thuế TP xây dựng lộ trình thực hiện để năm 2017 có ít nhất 20.000 - 25.000 hộ cá thể chuyển lên thành doanh nghiệp. Trong tháng 3.2017, TP sẽ có cuộc họp cụ thể để giao cho từng quận huyện. Quan điểm của TP là không chạy theo số lượng mà quan trọng là chất lượng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chiều sâu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM cũng nhận định để 7 chương trình đột phá của TP đạt kết quả tốt cũng như hoàn thành mục tiêu có 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020 thì còn nhiều việc TP cần phải làm.

Về dài hạn, TP sẽ tập trung phát triển kinh tế ở trình độ cao hơn, chủ yếu dựa trên đổi mới sáng tạo, hàm lượng tri thức, công nghệ tiên tiến và năng suất cao, kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng chiều sâu là hướng chủ đạo, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.

TP cũng sẽ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, hướng đến mục tiêu 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó, chính quyền TP sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn, rào cản và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
2 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Doanh nghiệp Việt chỉ có thể có lợi khi bán ở siêu thị nội'