Hiện nay, các ca sĩ thường thành lập doanh nghiệp, công ty để trốn thuế thu nhập cá nhân bằng việc thu nhập của doanh nghiệp, bù các chi phí nên cuối cùng đóng thuế rất thấp.

Dự luật Quản lý thuế (sửa đổi): Truy trách nhiệm Bộ Văn hóa khi ca sĩ trốn thuế

tuyetnhung | 23/02/2019, 06:29

Hiện nay, các ca sĩ thường thành lập doanh nghiệp, công ty để trốn thuế thu nhập cá nhân bằng việc thu nhập của doanh nghiệp, bù các chi phí nên cuối cùng đóng thuế rất thấp.

Ngân sách thất thutừ ca sĩ, nghệ sĩ

Đánh giá Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải có ý kiến việccử tri băn khoăn về việc quản lý thuế thu nhập của những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóanghệ thuật như ca sĩ, diễn viên, người mẫu...

Theo bà Hải, không ít ngôi sao, nghệ sĩ có thù lao rất cao nhưng lại kê khai thấp để trốn thuế, hoặc không ít nghệ sĩ dùng cách lập công ty để hợp thức hóanhững mức chi phí "khủng", trốn thuế thu nhập cá nhân bằng thu nhập doanh nghiệp để bù các chi phí. Bằng cách này hay cách khác, số thuế phải nộp của những đối tượng này rất thấp so với thu nhập thực của họ. Đây là điểm thất thu cho ngân sách.

"Hiện nay, các ca sĩ thường thành lập doanh nghiệp, công ty để trốn thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, phần liên quan đến công tác quản lý không thấy nêu vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tôi đề nghị chúng ta phải quy định trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý này", bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị.

Số liệu năm 2017 của Cục Thuế TP.HCM cho thấytrong số cá nhân chưa kê khai đầy đủ thu nhập có 6 văn nghệ sĩ, số tiền thuế truy thu hơn 5,2 tỉ đồng. Trong đó riêng một ca sĩ nộp thêm thuế lên hơn một tỉ đồng. Nửa đầu năm 2018, cơ quan thuế phát hiện 2 ca sĩ trốn thuế và thực hiện thu thêm hơn 2,2 tỉ đồng.

Ngoài ra, Trưởng ban Dân nguyện cũng đề nghị chú trọng hơn vào công tác thanh tra, kiểm tra, luân chuyển cán bộ… để tránh xảy ra tiêu cực trong quản lý thuế.

Nhiều ý kiến cho rằng, để tránh thất thu thuế không có biện pháp nào tốt hơn là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, tiếp cận từ khía cạnh công nghệ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị cần có quy định tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, giảm sử dụng tiền mặt.

Về vấn đề khoanh nợ và xóa nợ thuế, điểm mới của dự thảo là mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh được xóa nợ thuế đối với khoản nợ dưới 5 tỉ đồng trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan. Đồng thời, UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND tỉnh về tình hình xóa nợ thuế tại phiên họp đầu năm.

Đối với các khoản nợ thuế từ 5 tỉ đồng trở lên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ thuế đối với các khoản nợ từ 5 tỉ đồng đến dưới 10 tỉ đồng. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ thuế đối với các khoản nợ từ 10 tỉ đồng trở lên.

Phân rõ trách nhiệm cơ quan thuế, kiểm toán và thanh tra

Để khắc phục tồn tại trong thực tiễn phát sinh khi cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và cơ quan thanh tra nhà nước (TTNN) tiến hành thanh tra, kiểm toán cơ quan quản lý thuế có liên quan đến nghĩa vụ người nộp thuế, Ủy ban Tài chính ngân sách và cơ quan soạn thảo thống nhất sửa đổi theo hướng, cơ quan KTNN và TTNN phải có trách nhiệm gửi văn bản có kiến nghị cho người nộp thuế về các nội dung có liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện theo kiến nghị, kết luận của cơ quan KTNN và cơ quan thanh tra.

Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến nghị, kết luận của cơ quan KTNN và cơ quan thanh tra thì thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện đối với kiến nghị, kết luận của KTNN và cơ quan TTNN theo quy định của Luật KTNN, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại và Luật Tố tụng hành chính.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết từ năm 2013 đến 2018 đã phát sinh 14 vụ kiện của doanh nghiệp theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, tổng số tiền thu 54,480 tỉ đồng. Trong đó, đã xử 10 vụ và cơ quan thuế thua 10 vụ, 3 vụ đang tiếp tục thụ lý và 1 vụ tạm dừng vì có tình tiết mới.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằngbên cạnh trường hợp kiểm toán trực tiếp đối tượng nộp thuế, với trường hợp kiểm toán cơ quan thuế, thì cơ quan kiểm toán cũng phải có trách nhiệm trích lục để cơ quan quản lý thuế căn cứ vào đó ra quyết định hành chính thu thuế. Hiện nay, thực tế nhiều trường hợp khi ra tòa, cơ quan thuế đã thua kiện khi không giải trình được.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự luật Quản lý thuế (sửa đổi): Truy trách nhiệm Bộ Văn hóa khi ca sĩ trốn thuế