Dư âm của vụ xả súng tại Dallas vẫn còn trên khắp nước Mỹ. Giờ đây người ta lại đang bàn luận về vấn đề pháp lý quanh việc sử dụng robot mang bom tiêu diệt kẻ xả súng.

Dùng robot tiêu diệt tội phạm ở Dallas: Loài người đang mắc sai lầm?

Hà Ngọc Bách | 10/07/2016, 04:51

Dư âm của vụ xả súng tại Dallas vẫn còn trên khắp nước Mỹ. Giờ đây người ta lại đang bàn luận về vấn đề pháp lý quanh việc sử dụng robot mang bom tiêu diệt kẻ xả súng.

Sáng 8.7 (giờ Mỹ), cảnh sát Dallas đã dùng một robot được điều khiển từ xa mang theo một thiết bị nổ trên cánh tay máy của robot và tiêu diệt tay súng vừa giết chết 5 cảnh sát và làm bị thương 7 cảnh sát khác trong vụ xả súng đêm 7.7.

Về mặt công nghệ, việc sử dụng robot mang bom tiêu diệt kẻ xả súng được xem là một sự tiến bộlần đầu tiên được thực hiện, mở đường cho lực lượng thực thi pháp luật không phải mạo hiểm cuộc sống để trấn áp những kẻ tội phạm ngoan cố như trước.

Thế nhưng, việc sử dụng robot mang bom diệt tội phạm lại vấp phải sự lo lắng đến từ các chuyên gia pháp lý, những người cho rằng điều này sẽ tạo ra "một vùng xám" trong việc dùng vũ lực giết người của lực lượng thi hành pháp luật trong tương lai.

"Chúng tôi không thấy có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng robot mang bom có lắp đặt thêm một thiết bị nổ và cho phát nổ ở khu vực nghi ngờ", Cảnh sát trưởng Dallas ông David Brown nói với các phóng viên.

Peter Singer - một nhà chiến lược và nghiên cứu cấp cao tại New America Foundation, chuyên nghiên cứu về các công nghệ chiến tranh cho biết đây là lần đầu tiên có một robot mang bom tiêu diệt tội phạm."Có thể có nhiều câu chuyện khác, nhưng tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về chuyện này", Singer nói.

"Theo tôi biết, đây là lần đầu tiên người ta chủ động sử dụng một robot vũ trang trong lực lượng cảnh sát Mỹ", Elizabeth Joh - giáo sư luật tại Đại học California đồng tình vớiSinger.

Tất nhiên, đây không phải là lần đầu tiên một robot được thiết kế để sử dụng vũ khí, nhưng loại robot này cho tới nay vốn chỉ được sử dụng giới hạn trong quân đội. Singer nóihồi những năm 2000, các cộng sự của ông đã biết về một robot có tên Marcbot được trang bị một quả bom. Nhưng khi đó Marcbot không phải là một robot tự động mà là một thiết bị được điều khiển hoàn toàn từ xa với khả năng đặt chất nổ theo ý muốn của người điều khiển.

Ông Singer nói ông "không có cách nàohình thành một lời lên án" với quyết định sử dụng robot mang bom của cảnh sát Dallas. Ông Brown nóiquyết định dùng robot tiêu diệt kẻ xả súng là để bảo vệ các nhân viên thi hành pháp luật sau một đêm mà mạng sống của họ bị đe dọa cao hơn mức bình thường.

"Các cách giải quyết khác có thể đặt các cảnh sát của chúng tôi vào vòng nguy hiểm", ông Singer nói.

Lo lắngvấn đề pháp lý

Trong khi đó, giáo sư Joh lo lắngquyết định dùng robot giết kẻ xả súng của cảnh sát đã đến quá tình cờ và có thểkhông đúng về mặt pháp lý. "Robot cảnh sát vũ trang làm gia tăng tất cả câu hỏi về vấn đề pháp lý, đạo đức và kỹ thuật mới. Chúng ta không có bất kỳ quyết định nào như thế này một cách hệ thống", bànói.

"Theo luật pháp Liên bang, hành động sử dụng vũ lực quá mức chống lại cảnh sát được điều chỉnh bởi Tu chính án số 4 (nội dung nhấn mạnh quyền lực của cảnh sát khi bị nguy hiểm tính mạng do sức mạnh chống đối). Nhưng chúng tôi thường đo mức độ nguy hiểm đối với cảnh sát bằng một mối đe dọa trước mắt đối với các nhân viên công lực hoặc những nhân chứng khác. Thật khó áp dụng pháp luật vào việc sử dụng robot khi cảnh sát có thể ở quá xa hiện trường", bà Joh nói về điều kiện để cảnh sát dùng vũ lực để tiêu diệt một mối nguy hiểm.

"Nói cách khác, tôi không nghĩ là chúng tôi có một khuôn khổ hợp lý cho quyết định sử dụng robot. Chúng tôi cần phải phát triển các quy định và chính sách hiện nay, bởi vì việc sử dụng robot cảnh sát như lần này chắc chắn không phải là trường hợp cuối cùng", bànhận định.

Công nghệ không mới nhưng sáng tạo

Robot bom được cảnh sát Dallas sử dụng có thể là một "phát kiến" vì đây là một robot phá bom thông thường của cảnh sát, được điều khiển từ xa với cánh tay máy có thể gắp hoặc gỡ các thiết bị nổ.

"Bạn có một thiết bị có mở một cái túi và xem có bom bên tronghay không. Bạn có thể sử dụng kẹp của robot để tháo rời các thiết vị nổ như trong các bộ phim kinh điển của Hollywood, cắt dây mát của quả bom, phun nước áp suất cao vào quả bom (để thiết bị chập điện) hoặc thực hiện một vụ nổ có kiểm soát", ông Singer cho biết cách robot xử lýbom hoạt động.

Theo Singer, một vụ nổ có kiểm soát là cách đơn giản nhất để xử lý một quả bom khi cảnh sát chỉ cần sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm và dùng một quả bom khác được cài sẵn trên robot phá bom để kích nổ quả bom vừa tìm thấy.

Về mặt quân sự, theo ông Singer những kẻ khủng bố, tội phạm cũng có thể nâng cấpcông nghệ tấn công của chúng trong tương lai. Và"trong tuần này, Joint Improvised-Threat Defeat Agency(cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ chuyên nghiên cứu công nghệ giúp quân đội ứng phó tốt hơn vớithiết bị nổ) đã tài trợ 20 triệu USD cho một dự án tìm cách đánh bại các thiết bị nổ bay không người lái, vốn là máy bay không người lái loại nhỏmà mọi người đều có thể mua,được tổ chức khủng bố ISsử dụngđể đánh bom".

"Công nghệ là một công cụ. Công cụ được sử dụng theo đúng cách người thiết kế muốn và sau đó người ta tìm cách ứng biến ra các cách sử dụng mới cho chúng", ông Singer khẳng định.

Thiên Hà (theo The Guardian)

Bài liên quan
Mỹ tăng thuế đối với 18 tỉ USD hàng Trung Quốc
Đài CNN dẫn lời Nhà Trắng ngày 14.5 thông báo Tổng thống Joe Biden quyết định tăng thuế đối với 18 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc – một nỗ lực nhằm ưu tiên ngành sản xuất nội địa đồng thời ngăn chặn đối thủ châu Á phát triển các công nghệ quan trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
5 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng robot tiêu diệt tội phạm ở Dallas: Loài người đang mắc sai lầm?