Thời gian qua, những vụ bê bối như: chuyển giá, trốn thuế, hay gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư, hoạt động tại Việt Nam đã khiến dư luận phản đối mạnh mẽ và đánh giá thấp việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nước ta.

Đừng vì vài vụ ô nhiễm môi trường, chuyển giá mà đánh giá thấp hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài

tuyetnhung | 02/08/2016, 14:15

Thời gian qua, những vụ bê bối như: chuyển giá, trốn thuế, hay gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư, hoạt động tại Việt Nam đã khiến dư luận phản đối mạnh mẽ và đánh giá thấp việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nước ta.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cần phải căn cứ vào thực tiễn để đánh giá quá trình phát triển một lĩnh vực hoạt động quan trọng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Xung quanh câu chuyện này, phóng viênbáo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với GS-TS Khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

- Vấn đề thu hút FDI của nước ta luôn được Chính phủ quan tâm hàng đầu. Bên cạnh những kết quả tích cực, không thể phủ nhận mà DN này đem lại cho nền kinh tế thì ở đó còn nhiều lo ngại vềnhững mặt tiêu cực của DN này như: chuyển giá, trốn thuế, hay gây ô nhiễm môi trường...Thưa ông, ông có quan điểm thế nào về vấn đề này?

Trước hết, vấn đề chuyểngiá trốn thuế hay ô nhiễm môi trường không chỉ có ở DN FDI mà DN nào cũng vướng phải, mà cũng không chỉ có FDI ở Việt Nam, mà FDI trên thế giới cũng như vậy. Cho nên, không vì những mặt tiêu cực này mà đánh giá thấp FDI của ta được.

Giờ đây, vấn đề được mọi người quan tâm nhất là chuyển giá, trốn thuế và môi trường. Về vấn đề môi trường, nổi lên gần đây nhất là vụ việc của Tập đoàn Formosa gây ô nhiễm nặng tại vùng biển của 4 tỉnh miền Trung, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Rõ ràng, vấn đề ở đây chính là năng lực quản lý của nhà nước: buông lỏng, thiếu giám sát.

Còn về vấn đề chuyển giá, trốn thuế, đây là vấn đề xảy ra thường xuyên giữa các DN và cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề này cũng không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên thế giới cũng córất nhiều vụ trốn thuế lớn và có vụ cònbị phạt tới 500-600 triệu USD, và vấn đề ở đây vẫn là năng lực xử lý vấn đề của cơ quan chức năng, làm thế nào để khi chúng ta có luật lệ rồi thì việc thực thi phải trở nên nghiêm khắc hơn và thường xuyên giám sát kiểm tra để không xảy ra những sự việc đáng tiếc này.

Trong bối cảnh hội nhập, cần có nhận thức đúng đắn, quan điểm đúng đắng, không tâng bốc hay chỉ nhìn vào tiêu cực mà thiếu căn cứ thực tiễn để rồi đi tới kết luận là đánh giá thấp FDI của ta được.

- Ông đánh giá sao về quan điểm "Là DN theo nền kinh tế thị trường thì phải tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách"?

Không thể nói thế này được. Tôi không phủ nhận rằng môi trường kinh doanh là phải chấp nhận điều này nhưng cái quan trọng ở đây là quản lý điều hành thế nào và hơn nữa, có những DN chấp hành đúng pháp luật thì cũng phải có những DN lợi dụng sơ hở để đút lót quan chức nhà nước để vi phạm pháp luật.

Trên thế giới, vấn đề này cũng xảy ra thường xuyên nên ở Việt Nam không nên coi chuyện này là bất thường. Đây là quan niệm mang tính đánh đồng, không thể vơ đũa cả nắm được.

Phải nhấn mạnh vai trò quản lý của cơ quan nhà nước, làm sao để kết hợp các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường lành mạnh hơn, nhắm vào lợi ích của cộng đồng DN để phát triển đất nước nhiều hơn.

Hiện nay, cơ chế thị trường vẫn chi phối các DN, hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước xuất hiện nhiều tiêu cực. Không chỉ là ở FDI đâu, ngay trong DN quốc doanh cũng phát sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực, biết baoquan chức nhà nước đã phải chịu án trước pháp luật.

Chúng ta không thể coi đây là chuyện bất thường mà ngược lại chúng ta phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước để giảm thiểu thôi, chứ triệt tiêu thì không được rồi. DN thì luôn tìm kiếm lợi nhuận tối đa bằng mọi cách, còn nhà nước phải làm thế nào để điều chỉnh lợi ích này một cách phù hợp, lành mạnh để cho DN được hưởng. Đây chính là cuộc đấu tranh thường xuyên trong nền kinh tế thị trường.

- Từ vụ việc Tập đoàn Formosa gây ô nhiễm môi trường nặng nề và siêu thị Big C, Metro chuyển giá, trốn thuế... Nhiều ý kiến cho rằng, nhà nước ta đang quá "chiều chuộng" các DN FDI để rồi làm hại tới lợi ích kinh tế, ông nghĩ sao về điều này?

Luật đầu tư doanh nghiệp từ 2005 là bộ luật quy định cho các DN, không có cái gì riêng cho DN FDI hết, không có ưu đãi gì cho DN FDI. Ai mà nói ưu đãi cho DN FDI và không ưu đãi cho DN trong nước thì người đó không hiểu luật gì cả.

Hiện nay có 2 loại ưu đãi, một là cho tất cả các DN như nhau, hai là ưu đãi đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định, dành cho các dự án có tác động lớn đến nền kinh tế quốc dân. Đây không phải là ưu đãi riêng cho các DN nước ngoài, mà là ưu đãi chung cho các dự án quy mô lớn. Theo đó không thể nói là chiều chuộng DN FDI được vì vấn đề là sau khi phân cấp cho các địa phương thì chính quyền địa phương đó có tuân thủ đúng hay không?

Do hiểu chưa thấu nên có nhiều ý kiến còn cho rằng nên hạn chế DN FDI đầu tư. Đây là một ý kiến rất dở, trong khi muốn DN trong nước lớn nhanh thì lại ngại sự tham gia của các DN FDI.

Một minh chứng rõ nhất cho sự thay đổi tích cực của nền kinh tế Việt Nam khi có sự gia nhập của DN nước ngoài vào, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, họ đã làm thay đổi diện mạo mới của nhiều khu vực như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,Hưng Yên...Theo đó không thể đưa ra một kết luận phi lý là DN FDI đang kìm hãm DN trong nước. Thế giới còn đang tích cực huy động, chứ mình đừngđi ngượcxu hướng này.

- Thưa ông, qua những vụ việc trên, chính sách thu hút FDI của ta có nên điều chỉnh thắt chặt hơn nữa để đảm bảo cho những DN này phải tuân thủmọi quy tắc của Việt Nam nghiêm ngặt hơn?

Tôi cho rằngkhông nên điều chỉnh. Vào ngày 27.3.2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Lúc đó, Thủ tướng đã ra Nghị quyết 103 nhằm đề ra rất nhiều định hướng về: ưu đãi, công tác xúc tiến đầu tư, thẩm định cấp phép...

Những định hướng này đã rất rõ ràng về việc quản lý và thu hút FDI. Nên nếu bây giờ, các DN FDI đangchuyển giá, trốn thuế hay gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nammà ngồi đọc lại thì rõ ràng thấy rằng họ không thực hiện theo Nghị định đó. Qua đó, tôi cho rằngcần phải thực hiện nghiêm chỉnh thôi, chứ không cần đề ra cái mới.

Cám ơn ông!

Tuyết Nhung (Thực hiện)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng vì vài vụ ô nhiễm môi trường, chuyển giá mà đánh giá thấp hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài