Tại các con phố mua sắm lớn của Singapore đang càng ngày càng có nhiều mặt bằng bị bỏ hoang vì không ai thuê.
Trong nhiều năm, đường Orchard tập trung nhiều khu mua sắm và trung tâm thương mại của Nhật đã vươn lên trở thành điểm thu hút khách du lịch đến mua sắm hàng đầu của Singapore. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do kinh tế khu vực tăng trưởng chậm chạp và người tiêu dùng chi tiêu ít đi, nhiều nhà bán lẻ đã phải giảm quy mô kinh doanh và đóng cửa các cửa hàng. Và mặc cho giá thuê mặt bằng đã giảm mạnh sau khi đạt mức đỉnh điểm vào năm 2014, số cửa hàng phải đóng cửa không những không giảm mà còn tăng. Các mặt bằng trống, không ai thuê đang trở thành hình ảnh quen thuộc tại Orchard.
Vậy điều gì đã khiến cho Singaporekhông còn là “thiên đường mua sắm” nữa?
Lý do đầu tiên khiến các khu mua sắm ngày càng vắng vẻ chính là xu hướng mua sắm trực tuyến đang phát triển mạnh tại Singapore. Người Singapore chính là những người mua sắm am hiểu công nghệ nhất Châu Á, tỷ lệ người Singapore chuyển sang mua sắm trên mạng còn cao hơn cả Malaysia và Hồng Kông.
Ông John Lim, giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản ARA, chủ sở hữu của hàng loạt trung tâm thương mại tại Singapore, Hồng Kông và Malaysia, cho biết, “ngành bán lẻ đang thay đổi vì sự xuất hiện của thương mại điện tử và các trung tâm thương mại phải xác định lại vị trí của mình để phục vụ cho tương lai”. Theo ông, các trung tâm thương mại nên tập trung vào phụcvụăn uống, giải trí, các loại dịch vụ và ngân hàng; giảm các mặt hàng thời trang và tiêu dùng.
Thứ hai, nhiều nhà bán lẻ đang rời bỏ Singapore. Al-Futtaim Group, nhà phân phối hai thương hiệu thời trang Marks & Spencer và Zara tại Singapore mới đây đã quyết định trong năm nay sẽ đóng cửa ít nhất 10 cửa hàng thời trang tại đảo quốc này. Thay vì Singapore, Al-Futtaim Group chuyển sang đầu tư tại các thị trường rẻ hơn là Malaysia và Indonesia. Còn theo tiết lộ của công ty môi giới bất động sản Cushman & Wakefield Inc, hãng New Look (Anh) và Celio (Pháp) cũng đã lên kế hoạch đóng cửa nhiều cửa hàngtrong vòng 6 tháng cuối năm 2016.
Khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Bloomberg, New Look cho biết “qua quá trình xem xét kĩ lưỡng thì công ty thấy rằng Singapore không có đủ tiềm năng để trở thành một trong những thị trường trọng điểm của hãng”. Cửa hàng New Look tại Singapore dự kiến sẽ đóng cửa vào ngày 30.6
Thứ ba, việc Singapore mất vị thế “thiên đường mua sắm” một phần cũng vì doảnh hưởng từ Trung Quốc, cụ thể là nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại và du khách Trung Quốc chi tiêu ít hơn trước đây. Bà Christine Li, giám đốc nghiên cứu của công ty Cushman & Wakefield, cho biết, “du khách Trung Quốc đến Singapore chủ yếu là để trải nghiệm chứmua sắm không bao nhiêu”.
Ngoài du khách nước ngoài, người tiêu dùng trong nước cũng đang tiết kiệm chi tiêu. Trong tháng 3, chỉ số tiêu dùng của Singapore giảm tháng thứ 17 liên tiếp, khoảng thời gian giảm dài nhất mà nước này từng gặp phải. Việc sụt giảm chỉ số tiêu dùng liên tục như vậy đã cho thấy rằng kinh tế Singapore đang suy yếu. Theo công ty giao dịch bất động sản Colliers International, nếu kinh tế tiếp tục gặp khó, người dân tiếp tục giảm chi tiêu do tiền lương bị cắt giảm và thất nghiệp, thì giá thuê mặt bằng tại các khu mua sắm lớn sẽ giảm thêm 5% trong năm nay, nhưng điều này không có nghĩa rằng các nhà bán lẻ sẽ quay trở lại.
Cuối cùng, việc các trung tâm thương mại mọc lên ngày càng nhiều thời gian quacũng gây thêm áp lực lên giá thuê mặt bằng cũng như tăng tỷ lệ mặt bằng trống. Theo số liệu của Cushman & Wakefield, Singapore sẽcó thêm tới 4 triệu ft vuông mặt bằng trống trong vòng 3 năm tới.
Cẩm Bình (theo Bloomberg)