EU đang lạc quan về "liên minh công nghệ" với chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Biden nhằm hạn chế ảnh hưởng từ Trung Quốc.

EU hy vọng về 'liên minh công nghệ' với Biden đối phó với Trung Quốc

Hoàng Vũ (theo Nikkei) | 13/01/2021, 13:13

EU đang lạc quan về "liên minh công nghệ" với chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Biden nhằm hạn chế ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Năm 2020 đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách của châu Âu đối với Huawei, theo đó các thiết bị của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị loại khỏi cơ sở hạ tầng 5G ở hầu hết các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, EU và Trung Quốc đã hoàn tất một thỏa thuận đầu tư toàn diện vào tháng 12 bất chấp những khác biệt về quan điểm nhân quyền. Thỏa thuận này sẽ tạo cơ hội cho các công ty châu Âu tại Trung Quốc nhưng cũng có thể thúc đẩy sự bất mãn đối với EU từ chính phủ sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

"Chính quyền Biden sẽ hoan nghênh các cuộc tham vấn sớm với các đối tác châu Âu về mối quan tâm chung liên quan tới các hoạt động kinh tế của Trung Quốc", Jake Sullivan, phụ tá thân cận của Biden, cho biết, ám chỉ sự háo hức của Washington trong việc bắt đầu xây dựng một khối liên kết thống nhất nhằm đối phó với Trung Quốc.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_4_0_4_6_31636404-7-eng-gb_20210112-ai-europe-china-relations-img.jpeg
EU đã phải chịu sức ép dữ dội từ Tổng thống Donald Trump trong việc chặn thiết bị do Huawei sản xuất khỏi mạng 5G của họ. Bây giờ, một chính quyền mới được thiết lập để nắm quyền ở Washington và khối 27 thành viên đang cân nhắc lập trường của họ trong mối quan hệ với Trung Quốc - Ảnh: Nikkei

Được ví giống như Janus, vị thần hai mặt trong thần thoại La Mã cổ đại, EU tiếp tục coi Trung Quốc vừa là đối thủ vừa là đối tác. Vậy điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ với Mỹ dưới thời Biden?

Tổng thống sắp rời nhiệm sở Donald Trump trước đó đã gây áp lực buộc các đồng minh phương Tây loại trừ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi việc xây dựng mạng 5G, tuyên bố rằng các rủi ro an ninh quốc gia cũng như thông tin quan trọng cuối cùng sẽ nằm trong tay chính quyền Trung Quốc, điều mà Huawei đã một mực phủ nhận.

Đối với các quốc gia châu Âu vốn đã mua thiết bị của Huawei sử dụng cho các mạng hiện có của họ, việc cấm công ty này triển khai 5G là một quyết định khó khăn, theo Jeremy Shapiro, giám đốc nghiên cứu của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu

Vào tháng 1 năm 2020, Ủy ban châu Âu đã khuyến nghị các nước thành viên "tránh phụ thuộc vào các nhà cung cấp được coi là có rủi ro cao". Một số quốc gia sau đó đã ra lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei, trong khi số khác chỉ hạn chế các thành phần thiết yếu của Huawei.

Để phối hợp các phương pháp tiếp cận khác nhau, Tòa án Kiểm toán Châu Âu, một tổ chức của EU kiểm toán ngân sách và chính sách của EU, đã thông báo vào tháng trước rằng họ sẽ tiến hành kiểm toán việc triển khai mạng 5G ở các quốc gia thành viên.

Annemie Turtelboom, thành viên Tòa án kiểm toán châu Âu dẫn đầu cuộc kiểm toán, nói với Nikkei: “Các quốc gia thành viên đã có những phản ứng khác nhau liên quan đến hợp tác với Trung Quốc về 5G. Chúng tôi đã khởi động một cuộc kiểm tra về tính bảo mật của mạng 5G ở EU. Một trong những vấn đề chính là liệu các nước thành viên EU có cách tiếp cận phối hợp để triển khai mạng 5G an toàn hay không. Cuộc kiểm toán của chúng tôi cũng đề cập đến dựa trên vai trò của các nhà cung cấp như Huawei của Trung Quốc".

Mặc dù đã rời EU hoàn toàn vào ngày 1 tháng 1, Anh là một trong những quốc gia đầu tiên có hành động quyết định chống lại Huawei ở châu Âu. Ban đầu chỉ loại trừ công ty khỏi các thành phần thiết yếu, chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã quyết định lệnh cấm hoàn toàn vào tháng 7 năm ngoái và yêu cầu các công ty viễn thông không sử dụng thiết bị Trung Quốc.

Ngày càng có nhiều nhà lập pháp trong Đảng Bảo thủ cầm quyền bắt đầu yêu cầu Anh giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi về cách đối xử của Bắc Kinh đối với Hồng Kông cũng như việc không tin tưởng vào phản ứng ban đầu đối với sự bùng phát của COVID-19 vào đầu năm ngoái.

Khi Anh đưa ra quyết định ban đầu về sự tham gia vào cơ sở hạ tầng 5G của Huawei vào đầu năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng điều này có thể có tác động tiêu cực đến các cuộc đàm phán thương mại tự do giữa các nước và có thể ảnh hưởng đến việc chia sẻ thông tin tình báo song phương nhằm gây áp lực cho London loại bỏ Huawei. Động thái này đã đánh dấu thời điểm khởi đầu cho làn sóng loại trừ Huawei ở châu Âu.

Đức, quốc gia có thị trường viễn thông lớn nhất châu Âu, vẫn tỏ ra thận trọng trước lệnh cấm hoàn toàn thiết bị của Huawei. Nhưng vào tháng trước, Đức đã thảo luận về một dự thảo luật hạn chế Huawei.

Đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến các quyết định chính sách của châu Âu vì cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và trở thành chất xúc tác cho việc EU nhận ra rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của họ đang phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài.

“Sau đại dịch COVID-19, nhiều chính trị gia ở phương Tây nhận ra rằng viễn thông là cơ sở hạ tầng cơ bản của xã hội hiện đại, tương tự như điện và nước. Xem xét các hành vi gây hấn ngày càng leo thang của Trung Quốc, giống như ở Hồng Kông, châu Âu đã nhận ra những rủi ro an ninh khi làm ăn với các công ty Trung Quốc. Châu Âu thực sự thấy được những gì Mỹ phản ánh nhiều năm trước đây”, John Strand, người đứng đầu nhóm tư vấn viễn thông Strand Consult có trụ sở tại Đan Mạch cho biết: “

Niềm tin vào Trung Quốc cũng bị giảm sút do việc xử lý coronavirus ban đầu ở thành phố Vũ Hán, nỗ lực phát tán thông tin sai lệch về COVID-19 ở châu Âu và các cuộc tấn công mạng của tin tặc Trung Quốc vào các cơ sở quan trọng ở EU như bệnh viện.

Do đó, các quốc gia châu Âu lần lượt tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thiết bị Huawei.

Các nhà chức trách Pháp đã nói với nhiều nhà khai thác viễn thông có kế hoạch mua thiết bị 5G của Huawei rằng họ sẽ không thể gia hạn giấy phép khi hết hạn, đồng thời tuyên bố loại bỏ hoàn toàn các thiết bị của công ty Trung Quốc ra khỏi mạng di động của Pháp vào năm 2028. Các quốc gia Đông Âu nơi Trung Quốc có ảnh hưởng lớn thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng đã ký một thỏa thuận với Mỹ về việc tham gia vào sáng kiến ​​Mạng lưới sạch nhằm hạn chế ảnh hưởng của Huawei.

Hy Lạp, một quốc gia nơi mạng 4G phụ thuộc 52% vào thiết bị của Huawei, đã quyết định loại bỏ các thiết bị của công ty Trung Quốc, và chọn Ericsson của Thụy Điển là nhà cung cấp.

Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách của EU đối với Huawei có thể trở thành gánh nặng cho kỷ nguyên kỹ thuật số mới của châu Âu. Một báo cáo của Strand Consult cho thấy vào năm 2019, Huawei có 44% khách hàng sử dụng mạng 4G, trong khi tại 16/31 quốc gia châu Âu, hơn 50% thiết bị 4G đến từ các nhà cung cấp Trung Quốc.

Với triển vọng kinh tế yếu kém sau đại dịch của EU, vẫn chưa rõ làm thế nào các quốc gia sẽ vừa có nguồn lực để đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số 5G vừa đạt được chủ quyền kỹ thuật số. Do đó, vai trò của các công ty châu Âu như Ericsson (Thụy Điển) và Nokia (Phần Lan) có thể rất quan trọng.

Khi Biden đang chuẩn bị lãnh đạo một chính quyền mới mọi con mắt đều đổ dồn về quan điểm của ông đối với Trung Quốc. Liệu ông sẽ “diều hâu” như Trump hay ôn hòa hơn như Barack Obama, người mà ông đã phục vụ trong 8 năm với tư cách là phó tổng thống?

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Anh cho rằng mọi thứ cuối cùng sẽ không thay đổi nhiều đối với Huawei.

Peter Ricketts, cựu thư ký thường trực tại Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung nói với Nikkei rằng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ tiếp tục trong lĩnh vực công nghệ cao, nhấn mạnh sự thay đổi lớn ở Mỹ trong 5 năm qua.

“Chính sách cứng rắn với Trung Quốc đang đều được lưỡng đảng Mỹ ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ông Biden có thể sẽ ít chú trọng hơn vào các cuộc chiến thuế quan, mà tập trung nhiều hơn vào vấn đề chủ quyền công nghệ cao, chuỗi cung ứng, đảm bảo các nước phương Tây nắm quyền kiểm soát công nghệ then chốt, không phụ thuộc vào Trung Quốc”, Ricketts nhận định và dự đoán rằng chính quyền Biden có thể sẽ kêu gọi các đồng minh kiếm các nhà cung ứng từ phương tây thay vì sử dụng công nghệ của Trung Quốc cho cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng.

Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố các lĩnh vực mà họ hy vọng sẽ hợp tác với Mỹ trong thời gian tới. Bên cạnh COVID-19 và biến đổi khí hậu, mạng 5G là một trong những vấn đề trong danh sách. "EU cũng sẽ đề xuất với Mỹ để xây dựng trên cơ sở dẫn đầu công nghệ của châu Âu nhằm thúc đẩy cơ sở hạ tầng 5G an toàn trên toàn cầu. Đây nên là một phần của hợp tác rộng rãi hơn về bảo mật chuỗi cung ứng kỹ thuật số”, EC cho biết trong một tuyên bố.

Một số người kỳ vọng rằng điều đó có thể có tác động tích cực đến liên minh xuyên Đại Tây Dương vốn được cho là bị phá hoại dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

“Mỹ, cùng với Nhật Bản và Châu Âu, đã phát triển các chính sách cho chuỗi cung ứng 5G an toàn. Nỗ lực đó tạo ra khả năng có một 'liên minh công nghệ' với EU. Xây dựng lại quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương là ưu tiên của chính quyền Biden”, Jim Lewis, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Chương trình Công nghệ Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CISIS) nhận xét.

Bài liên quan
EU cho TikTok 24 giờ để đánh giá rủi ro của TikTok Lite với sức khỏe tâm thần người dùng
Ủy ban châu Âu hôm 17.4 cho biết TikTok có 24 giờ để đưa ra đánh giá rủi ro với ứng dụng TikTok Lite vừa ra mắt tháng này tại Pháp và Tây Ban Nha, do lo ngại về tác động tiềm ẩn của nó với trẻ em và sức khỏe tâm thần người dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU hy vọng về 'liên minh công nghệ' với Biden đối phó với Trung Quốc