Phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin.

Phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam

Thu Anh | 13/01/2021, 10:13

Phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin.

Theo báo cáo của Bộ TT-TT, trong năm 2020, Bộ TT-TT đã tổ chức triển khai Chiến dịch rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020, giảm số lượng địa chỉ IP botnet của Việt Nam khoảng 47,8% so với trước Chiến dịch. Tham gia 3 diễn tập quốc tế lớn là APCERT, ASEAN - Nhật Bản, ACID. Tổ chức Diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng cho các tổ chức tài chính, ngân hàng.

Hệ sinh thái sản phẩm an toàn an ninh mạng Việt Nam đã đạt tỷ lệ 91% chủng loại sản phẩm, giải quyết bài toán phụ thuộc công nghệ, sản phẩm nước ngoài. Tỷ lệ doanh thu sản phẩm an toàn an ninh mạng nội địa so với sản phẩm nước ngoài năm 2020 đạt 47,3% (tăng 10,1% so với năm 2019). Một số giải pháp an toàn an ninh mạng của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu và được đánh giá cao.

Ngoài ra, trong năm 2020, Bộ TT-TT đã ban hành Danh mục yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin cho trạm gốc 5G (5G gNodeB). Đào tạo cho 1.420 lượt cán bộ CNTT/ATTT tại bộ, ngành, địa phương theo hình thức trực tuyến. Phát triển mạng lưới ứng cứu sự cố lên 216 thành viên (từ 174 thành viên năm 2019). Thành lập 11 cụm mạng lưới và hỗ trợ các cụm mạng lưới xây dựng kế hoạch hoạt động của Cụm, tổ chức diễn tập bảo đảm an toàn thông tin.

Theo Báo cáo Chỉ số an toàn an ninh mạng toàn cầu của ITU, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (tăng 50 bậc so với năm 2017), được xếp vào nhóm có chỉ số cao. Đặc biệt, Chỉ số hành lang pháp lý của Việt Nam được đánh giá điểm ở mức cao (0,165/0,2), đạt 82,5%. Việt Nam là thành viên sáng lập 19 của Diễn đàn toàn cầu về an toàn an ninh mạng (GFCE), đề xuất và triển khai sáng kiến trung tâm an toàn an ninh mạng khu vực ASEAN (ASEAN Cybersecurity Hub). Việt Nam có số lượng mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

an-ninh-mang.jpg
Ảnh: Internet

Phát triển hạ tầng số và nền tảng số quốc gia an toàn

Đối với lĩnh vực an toàn an ninh mạng, trong năm 2021, Bộ TT-TT sẽ tập trung xây dựng Chiến lược an toàn thông tin không gian mạng quốc gia; Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật. Bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin và tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin. Ưu tiên bố trí nguồn lực để xây dựng và vận hành hiệu quả các hệ thống kỹ thuật, triển khai các Đề án quan trọng về an toàn thông tin. Hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá hoạt động và định kỳ tổ chức đánh giá, xếp hạng an toàn thông tin các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước.

Xác định trách nhiệm và đẩy mạnh hoạt động an toàn an ninh mạng của các doanh nghiệp viễn thông, Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng. Hỗ trợ doanh nghiệp bảo đảm an toàn an ninh mạng. Bảo vệ người dân trên không gian mạng; phát triển công nghiệp an toàn an ninh mạng; phát triển hạ tầng số và nền tảng số quốc gia an toàn, tin cậy. Đặc biệt, phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin.

Ngoài nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021, theo kế hoạch 5 năm (2021 – 2025), 100% hệ thống thông tin cấp độ 3, 4, 5 được giám sát, bảo đảm an toàn thông tin. 100% máy chủ, máy trạm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được triển khai giải pháp phòng chống mã độc. Đưa Việt Nam vào danh sách 40 quốc gia dẫn đầu trên thế giới về an toàn thông tin mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

Ngoài ra, hướng tới tỷ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%. Mức độ tăng trưởng về doanh thu an toàn thông tin trung bình đạt từ 25 - 30%. 100% hệ thống thông tin công khai trực tuyến của các cơ quan nhà nước được giám sát từ xa; đặc biệt, làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp an toàn an ninh mạng dựa trên công nghệ mã nguồn mở.

Bài liên quan
Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G
Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc triển khai mạng 5G.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam