Từ năm 2022, EU sẽ kiểm tra dư lượng Ethylene Oxide trong mì ăn liền của Việt Nam.

EU sẽ kiểm tra dư lượng Ethylene Oxide trong mì ăn liền Việt Nam

Tuyết Nhung | 24/12/2021, 08:54

Từ năm 2022, EU sẽ kiểm tra dư lượng Ethylene Oxide trong mì ăn liền của Việt Nam.

mi-an-lien-tac-haibydzthumb-15943536106241399501913.jpg
Mặt hàng mì ăn liền của Việt Nam sẽ được đưa vào kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại EU - Ảnh: Internet

Ủy ban châu Âu đã đăng công báo Quy định số (EU) 2021/2246, ban hành ngày 15.12.2021, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU. Theo đó, đối với Việt Nam, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật (Ethylene Oxide) với các loại rau thơm, quả và thực phẩm như sau:

- Rau mùi: 50%

- Húng quế: 50%

- Bạc Hà: 50%

- Rau mùi tây: 50%

- Đậu bắp: 50%

- Hạt tiêu: 50%

- Thanh long: 20%.

- Mì ăn liền : 20%

Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo. Như vậy, dự kiến từ ngày 6.1.2022, mì ăn liền của Việt Nam sẽ chịu tần suất kiểm tra là 20% với dư lượng của Ethylene Oxide (tổng cộng của cả Ethylene Oxide và 2-chloro-ethanol, vì đều được đề cập là ethylene oxide).

Do mì ăn liền là sản phẩm tổng hợp, trong trường hợp sản phẩm có thêm trứng hoặc mỡ động vật, thì cần thêm chứng thư từ Cục Thú Y. Nếu thuần túy các sản phẩm từ thực vật thì cần liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật để lấy chứng thư.

Trước đó, Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) đã phát hiện thuốc bảo vệ thực vật Ethylene Oxide (EO) trong sản phẩm mì ăn liền hương tôm chua cay nhãn hiệu Hảo Hảo và miến ăn liền hương sườn non nhãn hiệu Good của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Liên minh châu Âu (EU) đã thu hồi sản phẩm mì khô vị bò gà có tên tiếng Anh "Dried noodles with chicken - and beefspices", nhà sản xuất: Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương.

Bài liên quan
Cách nấu mì ăn liền để không gây hại cho sức khỏe
Mì tôm là loại thực phẩm ăn liền phổ biến được nhiều người lựa chọn vì sự tiện dụng của nó. Tuy nhiên, khi ăn mì tôm, rất nhiều người còn mắc sai lầm gây hại cho sức khoẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU sẽ kiểm tra dư lượng Ethylene Oxide trong mì ăn liền Việt Nam