Thưởng Tết luôn là khoản tiền được người lao động trông chờ nhất sau một năm lao động vất vả, đặc biệt năm nay còn chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Thưởng Tết năm nay có gì đặc biệt?

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 20/12/2021, 08:49

Thưởng Tết luôn là khoản tiền được người lao động trông chờ nhất sau một năm lao động vất vả, đặc biệt năm nay còn chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 liên tiếp một năm qua khiến giới chuyên gia cho rằng thưởng Tết năm nay khó tăng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp phải cố gắng để duy trì thưởng Tết cho người lao động.

thuong-tet.jpg
Thưởng Tết luôn được người lao động mong đợi nhất trong năm - Ảnh: Internet

Với các ngành xuất khẩu chủ lực, mức thưởng dự kiến vẫn giữ nguyên như 2021 ở miền Bắc và miền Trung và giảm khoảng 30 - 50% ở miền Nam vì tác động mạnh bởi dịch bệnh. Còn các ngành không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng chỉ duy trì mức thưởng như năm ngoái vì phải trích các quỹ dự phòng.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo đánh giá có khoảng 30 - 50% doanh nghiệp sẽ giảm thưởng Tết cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực để duy trì lương tháng 13. Tuy nhiên, mức thưởng cụ thể cũng sẽ thấp hơn năm trước. Hai ngành sử dụng nhiều lao động là da giày, dệt may đang cố gắng đảm bảo thưởng Tết bằng khoảng 80% của năm trước.

Theo ông Hiểu, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam sẽ duy trì lương tháng cho công nhân lao động, trong khi tiền thưởng Tết năm 2022 có thể sẽ giảm 30 - 50% so với năm trước.

Còn tại Hà Nội, Liên đoàn Lao động TP nhìn nhận, năm 2021, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, dịp cuối năm, thời điểm mà các doanh nghiệp thực hiện phương án tăng lương; chi trả tiền lương, thưởng Tết và các khoản phúc lợi cho người lao động, từ đó rất dễ phát sinh mâu thuẫn có thể dẫn đến tranh chấp lao động và đình công.

Để chủ động nắm chắc tình hình công nhân lao động và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động TP yêu cầu công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, giám sát việc thực hiện những giao kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng; xây dựng phương án về mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, sớm thông báo đến tập thể người lao động biết, yên tâm làm việc.

Theo quy định, thưởng Tết là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Vì thế, doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải thưởng cho người lao động. Thay vào đó, tùy vào tình hình kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc mà doanh nghiệp có xem xét thưởng cuối năm nhiều hay ít, hoặc không thưởng. Theo đó, năm 2022, ngoài thưởng Tết bằng tiền mặt, doanh nghiệp có thể thưởng cho nhân viên bằng hiện vật.

Theo quy định thưởng Tết tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể thưởng cho người lao động bằng tài sản hoặc các hình thức khác ngoài tiền. Ví dụ, thưởng vé du lịch, vé tàu xe để về quê; hoặc các hiện vật có giá trị như: đồ gia dụng, xe máy, ô tô... Còn khoản tiền lương tháng thứ 13 được tính theo mức bình quân tiền lương trong năm, hoặc theo mức lương tháng thứ 12 của người lao động.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý cho người lao động trong Tết Nhâm Dần 2022 là được nhận khoản tiền thăm hỏi trị giá 300.000 đồng từ quỹ tài chính của công đoàn. Cụ thể, theo Kế hoạch 146/KH-TLĐ, Tết 2022, người lao động có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn; cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính công đoàn với mức 300.000 đồng/người.

Theo đó, hai đối tượng được hưởng tiền thăm hỏi gồm, người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn. Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn.

Bài liên quan
Thưởng tết 2021: Nơi thưởng 3 tháng lương, chỗ khó trăm bề
Thưởng tết luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động sau một năm làm việc. Năm nay, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nên nhiều doanh nghiệp đã phải điều chỉnh thưởng tết so với các năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thưởng Tết năm nay có gì đặc biệt?