Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng, Nghị quyết 17 của Chính phủ năm 2019 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025” đã xác định rõ “Bảo đảm an toàn thông tin mạng, gắn kết giữa bảo đảm an toàn thông tin với phát triển Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử các cấp”.

Gắn kết an toàn thông tin với phát triển Chính phủ điện tử

Thu Anh | 17/05/2019, 22:17

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng, Nghị quyết 17 của Chính phủ năm 2019 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025” đã xác định rõ “Bảo đảm an toàn thông tin mạng, gắn kết giữa bảo đảm an toàn thông tin với phát triển Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử các cấp”.

Theo thông tin từ Bộ TT-TT, trong Hội thảo “Giám sát và đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống liên thông phục vụ chính quyền điện tử” được Cục An toàn thông tin – Bộ TT-TT và Sở TT-TT tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức trong ngày 17.5 tại TP.Thái Bình, đại diện UBND tỉnh Thái Bình đã nêu rõ những giải pháp mà tỉnh tích cực triển khai.

Cụ thể, tỉnh Thái Bình ký kết thỏa thuận hợp tác đảm bảo an toàn thông tin mạng với Ban Cơ yếu Chính phủ, thường xuyên phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Trung tâm Giám sát an ninh mạng của Ban Cơ yếu Chính phủ tăng cường theo dõi, phát hiện, cảnh báo sớm các vụ tấn công vào Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh cũng phối hợp với Công ty Bkav tổ chức hội nghị tập huấn, diễn tập cho thành viên đội ứng cứu, các cán bộ quản trị mạng của các cơ quan, đơn vị để nâng cao kỹ năng, đảm bảo an toàn thông tin mạng…

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: Bộ TT-TT

Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, trong quý 1/2019, tổng số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam là 1.534 cuộc, giảm 21,17% so với quý 4/2018, giảm 49,82% so với cùng kỳ quý 1/2018. Số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma tính đến cuối tháng 3.2019 là 1.845.133 địa chỉ, giảm 17,42% so với quý 4/2018 và giảm 56,19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Thứ trưởng, chỉ số trên cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam có chuyển biến, có khả quan hơn, có giảm so với năm 2018; tuy nhiên vẫn nằm ở mức cao. Báo cáo đánh giá mức độ đảm bảo an toàn thông tin Việt Namnăm 2018 được Bộ TT-TT công bố tháng 4.2019 cho thấy trong số 90 cơ quan, tổ chức nhà nước ở Trung ương và địa phương, không có cơ quan, tổ chức nào xếp loại tốt (loại A) hoặc loại kém (loại E); 2/3 trong số các cơ quan này đều có mức độ quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức trung bình, chiếm tới 70%.

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện Hội thảo và Diễn tập an toàn, an ninh mạng cho các Sở TT-TT toàn miền Bắc. Chương trình tập trung vào các chủ đề giám sát, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống phục vụ Chính quyền điện tử, giải pháp kết nối liên thông các hệ thống thông tin.

Chương trình Diễn tập bao gồm các tình huống mô phỏng kịch bản tấn công vào một hệ thống liên thông phục vụ Chính quyền điện tử. Với vai trò giám sát liên tục để bảo vệ, các đội tham dự phải phát hiện các manh mối của cuộc tấn công mạng và tiến hành thực hiện xử lý bằng các biện pháp khắc phục tạm thời, phân tích các thành phần độc hại để xác định nguồn gốc cuộc tấn công.

Chuỗi sự kiện do Bộ TT-TT, UBND tỉnh Thái Bình bảo trợ, Cục An toàn thông tin, Sở TT-TT tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức. Chương trình có sự tham gia của Cục Tin học hóa, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và hơn 30 Sở TT-TT các tỉnh miền Bắc như: Điện Biên, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn… cùng các doanh nghiệp công nghệ như Công ty cổ phần công nghệ SAVIS và Tập đoàn công nghệ Bkav.

Thu Anh
Bài liên quan
Doanh nghiệp làm gì để đảm bảo an toàn thông tin?
Sự an toàn thông tin ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động, mỗi năm cả nước có hơn 10.000 vụ tấn công mạng. Đặc biệt thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ tấn mã độc vào hệ thống mạng của các doanh nghiệp lớn gây thiệt hại lớn về kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gắn kết an toàn thông tin với phát triển Chính phủ điện tử