Ông chính là Trần Nghĩa Hiệp, một nghệ sĩ Pháp gốc Việt đóng rất nhiều phim nổi tiếng của Pháp.
Từng được chọn hát chung với cố NSƯT Thanh Nga
Trần Nghĩa Hiệp sinh năm 1942 tại Tây Ninh. Mẹ ruộttên là Lê Thị Bình - một nhà giáo, là bạn thân của bà bầu Thơ của đoàn Thanh Minh, tức mẹ ruột cố NSƯT Thanh Nga.
Khi cậu bé Trần Nghĩa Hiệp được 9,10 tuổi thì tình cờ ông Năm Nghĩa tức chồng bà bầu Thơ phát hiện ra cậu có giọng ca rất ngọt ngào. Ông đã nói với mẹ cậu bé Hiệp cho tập hát cùng với Thanh Nga, lúc đó được xem là thần đồng cổ nhạc cải lương. Dù là bạn thân của bà bầu Thơ và rất yêu quý Thanh Nga, nhưng bà Lê Thị Bình e ngại con đường ca hát quá bấp bênh nên lịch sự từ chối.
Trần Nghĩa Hiệp nhớ lại: "Tôi vốn mê ca hát từ bé nên thích được hát và càng thích hơn khi được hát cùng với Thanh Nga. Khi biết bác Năm Nghĩa muốn tôi tập hát chung với Thanh Nga với nhã ý sau này sẽ đào tạo trở thành nghệ sĩchuyên nghiệp, tôi mừng lắm. Khi má tôi từ chối không cho tôi hát, tôi rất buồn và tiếc. Dù vậy, máu nghệ sĩvẫn chảy trong người và tôi dõi theo Thanh Nga từ bé đến ngày cô ấy qua đời”.
Theo lệnh mẹ, cậu bé Trần Nghĩa Hiệp tập trung vào chuyện học hành. Ông lấy bằng tú tài Pháp năm 1961. Một năm sau, ông đậu vào trường đại học Phú Thọ chuyên ngành kỹ sư công nghệ tại Sài Gòn. Thời gian này, cố NSƯT Thanh Nga đã nổi tiếng và đoàn cải lương tuồng cổ Thanh Minh được ghép thêm chữ Thanh Nga thành đoàn Thanh Minh – Thanh Nga.
Cậu sinh viên giỏi khoa kỹ thuật hễ có thời gian rảnh là ghé qua xem người bạn Thanh Nga diễn. Thi thoảng hai người cùng anh em nghệ sĩđi ăn tối trong tình cảm bạn bè thân tình. Năm 1964, chàng sinh viên Trần Nghĩa Hiệp sang Pháp du học ngành kỹ sư điện toán. Đến năm 1967 đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga sang Pháp biểu diễn, chàng du học sinh Trần Nghĩa Hiệp mừng rỡ tình nguyện làm người hướng dẫn rất nhiệt tình cho đoàn. Đó là lần cuối cùng ông gặp mặt cố NSƯT Thanh Nga, người bạn thân từ thưởnhỏ của mình.
Bén duyên với điện ảnh Pháp từ thời sinh viên
Trong thời gian đang học đại học tại Pháp, một lần có một đạo diễn người Pháp vô trường tìm nam sinh viên gốc châu Á tuyển chọn vào vai người lính Đông Dương. Nhiều người đăng ký thử vai, cuối cùng sinh viên Trần Nghĩa Hiệp được đạo diễn chấm vì khả năng diễn suất rất tự nhiên.
Đó là lần đầu tiên ông chính thức trở thành một diễn viên đúng nghĩa. Thế nhưng suốt thời tuổi trẻ ông chỉ tham gia một bộ phim duy nhất. Sau khi ra trường ông làm việc cho một nhà máy tại tỉnh Laon cách Paris 150 km, trong vai trò kỹ sư kiêm phó phòng kỹ thuật. Ông dành hết thời gian cho công việc suốt 10 năm.
Đến lúc mẹ ông bệnh, ông xin phép nghỉ việc để chăm sóc bà. Để có tiền mưu sinh ông cùng người vợ đồng hương Tây Ninh, cùng máu mê nghệ thuật mở nhà hàng tên là Escale a Saigon nghĩa là 'Ghé bến Sài Gòn' chuyên phục vụ món ăn truyền thống Việt Nam.
Đây được xem là một trong số nhà hàng Châu Á nổi tiếng nhất tỉnh Laon và cả nước Pháp. Trần Nghĩa Hiệp cho biết:"Suốt 10 năm hoạt động, nhà hàng tôi lúc nào cũng đông khách. Chúng tôi làm việc trong một niềm vui lớn vì công việc của mình duy trì được giá trị văn hóa Việt Nam từ trong ẩm thực đến đường nét thiết kế đặc thù Việt Nam của nhà hàng”.
Kinh doanh nhà hàng là công việc bận rộn nhưng lạ thay thời điểm này máu nghệ sỹ trổi dậy mạnh mẽ hơn trong tâm hồnTrần Nghĩa Hiệp. Vì chơi thân với các nghệ sỹ cải lương Việt kiều Pháp như Hữu Phước, Kiều Lệ Mai, Hà Mỹ Xuân, Minh Đức nên vợ chồng ôngtham gia diễn cải lương, diễn kịch phục vụ khán giả Việt vào dịp lễ hoặc Tết.
Nhờ biết diễn suất và vốn có sẵn giọng ca trữ tình nên Trần Nghĩa Hiệp luôn được chọn vào vai kép nhì có nhiều đất diễn. Đặc biệt, mỗi khi đứng trên sân khấu ôngthấy mình vô cùng thăng hoa, và luôn nhớ về những ngày còn ở Việt Nam bên cạnh người bạn thân Thanh Nga mà sau này trở thành thần tượng của nhiều lớp khán giả.
Thành danh trong nền điện ảnh Pháp
Khi hai người con trai Trần Nghĩa Hiệp chuyển lên Paris học đại học, hai vợ chồng ôngbán nhà, bán nhà hàng ở tỉnh về sống gần con. Thời gian này cả haicó nhiều thời gian rảnh nên bắt đầu nghĩ đến việc cống hiến nhiều hơn cho nghệ thuật. Trần Nghĩa Hiệp đã thử và được chọn vào vai thông ngôn trong phim Indochine (Đông Dương). Đây là bộ phim mà Phạm Linh Đan được công chúng quốc tế chú ý. Từ đây Trần Nghĩa Hiệp có nghệ danh là Hiep Tran.
Sau đó, ôngđược mời vào vai người lính thợ Trung Hoa vẽ tranh tuyệt đẹp trong phim Quand La Sera Loin (Khi cuộc chiến lùi xa). Nói về bộ phim này, nghệ sỹ Hiep Tran bộc bạch: “Lúc đầu đạo diễn phim mời một nghệ sỹ người Trung Quốc đóng vai này. Tuy nhiên, người nghệ sỹ Trung Quốc không rành tiếng Pháp nên khi đạo diễn yêu cầu diễn kiểu này, ông ấy diễn kiểu khác. Sự bất đồng lập đi lập lại quá nhiều lần khiến đạo diễn nổi cáu, và quyết định cắt vai ông ta. Qua một đạo diễn khác, ông đạo diễn biết và mời tôi đóng thử. Cuối cùng tôi đã được chọn”.
Tiếp sau đó, nghệ sỹ Hiep Tran được mời vào vai cha của nữ chính trong phim Poids Legers – Võ sỹ hạng nhẹ. Qua bộ phim này ông đã được giới chuyên môn đánh giá cao. Ông bắt đầu nổi tiếng khắp nước Pháp và Châu Âu qua vai cha của Phạm Linh Đan trong phim Le Bal des actrieces – Cuộc hội ngộ những nữ nghệ sỹ.
Trong phim Hiep Tran đóng vai một người cha Việt Nam sống trên đất Pháp. Ông luôn cố níu giữ những giá trị Việt Nam trong đó có cả quan niệm xem nghệ thuật là xướng ca vô loài. Con gái ông do Phạm Linh Đan thủ diễn, vốn là một nghệ sỹ nổi tiếng. Người cha không muốn con theo nghề nên bắt buộc con từ bỏ đam mê của mình. Trong phim có đoạn hai cha con cãi nhau kịch liệt đã để lại nhiều cảm xúc cho người xem. Cuộc xung đột tâm lý giữa người cha và con gái chính là điểm mấu chốt tạo nên sức hấp dẫn cho cả bộ phim.
Kể từ đó, cái tên Hiep Tran trở thành ưu tiên số một cho các đạo diễn mỗi khi muốn tìm kiếm một vai đàn ông Châu Á. Dù chưa bao giờ đóng vai chính nhưng tên ông đã được công chúng Pháp xem như một nghệ sỹ ấn tượng. Sự thừa nhận này được thấy qua việc ông liên tục được mời tham gia nhiều phim khác. Trong đó có cả phim truyền hình ăn khách tựa đề Platane do ngôi saoMonica Belucci thủ vai chính. Ông cũng được mời đóng rất nhiều phim quảng cáo tại Pháp và vài nước lân cận.
Nghệ thuật dẫn lối về Việt Nam
Vì rời xa quê hương quá sớm, vất vả mưu sinh chăm lo gia đình, và hai bên gia đình nội ngoại của Trần Nghĩa Hiệp không còn ai ở Việt Nam nên kể từ lúc du học ông chưa một lần trở về quê hương.
Đến đầu năm 2016, nữ đạo diễn Caroline Guila Nguyen của đoàn kịch Les Hommes Approximatifs liên hệ mời Trần Nghĩa Hiệp tham gia vở kịch có tựa đề Sài Gòn. Vở kịch này được xem là một trong những hoạt động giao lưu văn hóa giữa Pháp và Việt Nam, bởi nội dung của nó nói về cuộc đời những người Việt Nam sinh sống tại Pháp và những người Pháp sống tại Việt Nam.
Để câu chuyện của mình sâu sắc hơn, nữ đạo diễn Caroline Guila Nguyen đã mời tất cả nghệ sỹ sang Việt Nam vừa tập vở vừa tìm hiểu thêm đời sống của người Việt. Nhờ vậy, Trần Nghĩa Hiệp có dịp về với nơi chôn nhau cắt rốn. Suốt 20 ngày về Việt Nam, ôngvài lần tranh thủ thời gian rảnh về thăm quê Tây Ninh. Cảm xúcdạt dào với kỷ niệm tuổi thơ sống dậy. Ôngnhư trở về những ngày mình còn là một đứa trẻ được nghe chú bác chơi đờn ca tài tử.
Sau chuyến về thăm nhà bất ngờ này, ôngcùng đoàn nghệ thuật trở lại Pháp tiếp tục việc tập luyện. Theo dự kiến vào khoảng tháng 2.2017, vở kịch Sài Gòn sẽ được lưu diễn khắp nước Pháp trước khi trình diễn tại Việt Nam. Trong thời gian đó, nghệ sỹ Hiep Tran vẫn tham gia nhiều dự án phim khác nhau. Ôngcảm thấy cuộc đời mình trẻ ra nhờ nghệ thuật. Song song đó, ôngđang liên hệ với các nghệ sỹ Việt thực hiện một dự án với mục đích duy trì giá trị văn hóa Việt tại hải ngoại.
Trần Nghĩa Hiệp cho biết: “Thế hệ trẻ người Việt hải ngoại ngày càng rời xa giá trị Việt truyền thống, do đó, chúng tôi quyết tâm thực hiện những phim tài liệu, viết sách để giải thích cũng như giới thiệu về phong tục Việt như vì sao trong đám cưới có trầu cau, đám giỗ có ý nghĩa gì, trang phục người Việt truyền thống là gì...Chúng tôi hy vọng những gì chúng tôi làm sẽ giúp thế hệ trẻ xa quê gìn giữ cội nguồn”.
Nguyễn Huy