Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những động lực quan trọng đóng góp vào thương mại hai nước.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Giao thương Việt Nam - Trung Quốc tăng trưởng mạnh

Tuyết Nhung 19/08/2024 14:30

Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những động lực quan trọng đóng góp vào thương mại hai nước.

Tổng cục Hải quan cho biết, trong 7 tháng qua, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 32,39 tỉ USD, tăng 5,8%, tương ứng tăng 1,77 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch lớn gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; rau quả; xơ, sợi dệt; gỗ và sản phẩm gỗ...

Ở chiều ngược lại, tổng trị giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 79,62 tỉ USD, tăng mạnh 35,7%, tương ứng tăng 20,96 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 37% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Trong đó, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Trung Quốc đạt 19,38 tỉ USD, tăng 62,7% (tương ứng tăng 7,47 tỉ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 15,74 tỉ USD, tăng 29,2% (tương ứng tăng 3,56 tỉ USD); nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày đạt 8,81 tỉ USD, tăng 23,7% (tương ứng tăng 1,69 tỉ USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,62 tỉ USD, tăng 31% (tương ứng tăng 1,09 tỉ USD); sắt thép các loại đạt 4,15 tỉ USD, tăng 52,4% (tương ứng tăng 1,43 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trị giá nhập khẩu của 5 nhóm hàng này đạt 52,71 tỉ USD, chiếm 66% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc.

Với sự cải thiện mạnh mẽ về thương mại nửa đầu năm 2024, các cơ quan chức năng dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc trong năm nay sẽ tiến sát mốc 200 tỉ USD.

Trong khi đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 70,12 tỉ USD, tăng 9,4%, tương ứng tăng 6 tỉ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 36,24 tỉ USD, tăng 7,7%, tương ứng tăng 2,58 tỉ USD và trị giá nhập khẩu là 33,88 tỉ USD, tăng 11,2%, tương ứng tăng 3,42 tỉ USD so với tháng trước.

Lũy kế trong 7 tháng, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 440,45 tỉ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 64,66 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu 7 tháng đạt 227,49 tỉ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 31,34 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 7 tháng là 212,96 tỉ USD, tăng 18,5%, tương ứng tăng 33,32 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7 thặng dư 2,36 tỉ USD. Tính chung 7 tháng, mức thặng dư thương mại hàng hóa là 14,53 tỉ USD, thấp hơn 1,97 tỉ USD so với mức thặng dư 16,5 tỉ USD của cùng kỳ năm trước.

Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc, giới chuyên gia cho rằng cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch; triển khai các biện pháp thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc về hạ tầng thương mại biên giới.

Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu sôi động, đầu tư cũng là điểm sáng trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong 7 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 1,65 tỉ USD vào Việt Nam - đứng thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ. Xét về số dự án đầu tư mới, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu khi chiếm 29,7%. Năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 4,47 tỉ USD, tăng 77,6% so với năm 2022.

Nhận xét về dòng vốn FDI Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng các doanh nghiệp nước này có xu hướng tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Trong bức tranh chung đó, không ít nhà đầu tư là những tập đoàn lớn trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, năng lượng... đã đăng ký đầu tư vào nước ta.

Bài liên quan
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 - 20.8.2024, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh về mục đích, ý nghĩa của chuyến thăm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao thương Việt Nam - Trung Quốc tăng trưởng mạnh