Vấn đề khó nhất trong việc thực hiện “3 tại chỗ” đối với doanh nghiệp là mặt bằng, tiếp đến là hạ tầng bên trong…

Góc nhìn đa chiều về ‘3 tại chỗ’ của doanh nghiệp

Thu Anh | 01/10/2021, 19:43

Vấn đề khó nhất trong việc thực hiện “3 tại chỗ” đối với doanh nghiệp là mặt bằng, tiếp đến là hạ tầng bên trong…

Trước các yêu cầu cấp thiết trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều công ty, doanh nghiệp đã áp dụng nguyên tắc “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, giải pháp này không dễ để thực hiện, đòi hỏi hàng loạt điều kiện khắt khe.

Tại Talk show Nguy Cơ, bà Phạm Thị Huân (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân) chia sẻ, ngay từ khi có thông tin về “3 tại chỗ”, Ba Huân đã xây dựng phương án phòng dịch cùng việc chủ động tổ chức khu cách ly trong cơ sở sản xuất, vừa bảo vệ người lao động, vừa đáp ứng chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gãy.

Về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong suốt thời gian COVID-19, theo bà Huân, nhà máy và trang trại trứng Ba Huân đều nằm ở các tỉnh thuộc vùng dịch, bao gồm trang trại nuôi gà ở Bình Dương, trang trại và nhà máy chế biến thực phẩm ở Long An.

"Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn xác định bằng mọi cách phải động viên anh em thực hiện “3 tại chỗ”, phải tính toán chỗ ăn, chỗ ở tại nhà xưởng cho nhân viên", bà Huân nhấn mạnh.

goc-nhin-da-chieu-ve-3-tai-cho-cua-doanh-nghiep-anh-1.png
Bà Phạm Thị Huân đã có nhiều chia sẻ trong Talk show - Ảnh chụp màn hình

Bà Huân cho rằng vấn đề khó nhất trong việc thực hiện “3 tại chỗ” đối với doanh nghiệp là mặt bằng, tiếp đến là hạ tầng bên trong (nhà vệ sinh, nhà ăn, đảm bảo khoảng cách giãn cách).

Cùng chia sẻ trong buổi Talk show, TS. Nguyễn Thanh Mỹ (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mỹ Lan) nhận thấy Nhà nước nên để doanh nghiệp có quyền tự do chống dịch, vì chỉ có đội ngũ điều hành doanh nghiệp mới hiểu rõ tình hình hoạt động và sức khỏe của lực lượng lao động tại doanh nghiệp đó. Nói cách khác, công cuộc chống dịch nên được “đo ni đóng giày” cho từng doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Thanh Mỹ, khó khăn nhất là xây dựng kỷ luật để không có F0 xuất hiện. Khó khăn thứ 2 là phải giữ sự sáng tạo. Trong những lúc khó khăn, sáng tạo rất quan trọng. Tuy nhiên, thông thường “kỷ luật” với “sáng tạo” hay đi ngược nhau.

“Doanh nghiệp càng có kỷ luật thì khó sáng tạo ra giá trị mới và ngược lại. Do đó để tạo được sự cân bằng này, chúng tôi thường xuyên có những hoạt động để khích lệ sự sáng tạo cho nhân viên mà vẫn đảm bảo kỷ luật”, TS. Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ.

Ngoài ra, tái sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh là bài toán khó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo cân đối giúp vừa an toàn, nhưng vẫn phải đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giải quyết việc này không phải dễ dàng, một trong những nguyên nhân là chi phí xét nghiệm COVID-19 quá lớn.

Theo bà Phạm Thị Huân, các doanh nghiệp đang trong trạng thái “mệt mỏi”, chính quyền thành phố nên khích lệ tinh thần và ân cần thăm hỏi các doanh nghiệp, các hiệp hội và nên đề ra các phương án gỡ rối trong lúc doanh đang khó khăn.

Ngoài ra, các công ty truyền thông cũng có thể góp mặt vào công cuộc chống dịch cùng doanh nghiệp bằng cách quảng bá hình ảnh, đất nước Việt Nam để ngày càng thu hút được các đối tác nước ngoài.

Bài liên quan
Doanh nghiệp cần sớm chuyển đổi công nghệ, phục hồi sau đại dịch
Để vượt qua khó khăn, các chuyên gia kinh tế cho rằng cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tìm kiếm cơ hội, đổi mới tư duy và thực hiện chuyển đổi công nghệ sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Góc nhìn đa chiều về ‘3 tại chỗ’ của doanh nghiệp