Ông Jan Karbaat, bác sĩ chuyên điều trị vô sinh hiếm muộn người Hà Lan vừa qua đời hồi tháng 4.2017, bị cáo buộc đã sử dụng tinh trùng của chính mình trong hàng chục trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm (IFV) cho bệnh nhân tại trung tâm mà ông điều hành.

Hà Lan: Bác sĩ dùng tinh trùng của chính mình trong thụ tinh cho bệnh nhân

Tố Loan | 04/06/2017, 17:22

Ông Jan Karbaat, bác sĩ chuyên điều trị vô sinh hiếm muộn người Hà Lan vừa qua đời hồi tháng 4.2017, bị cáo buộc đã sử dụng tinh trùng của chính mình trong hàng chục trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm (IFV) cho bệnh nhân tại trung tâm mà ông điều hành.

12 người - có tuổi đời từ 8 đến 36 - ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IFV) tại trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn ở Bijdorp, gần Rotterdam, Hà Lan đã đệ đơn kiện vị giám đốc lâu năm của trung tâm này chính là người cha sinh học của họ. Cùng đứng đơn với 12 người này, còn có 10 bà mẹ từng cáo buộc giám đốc Jan Karbaat đã dùng tinh trùng của chính mình để tiến hành IFV cho họ.

Tuy chỉ có 22 gia đình đứng đơn kiện, nhưng ông Jan Karbaat được cho là đã làm cha sinh học của khoảng 60 trẻ em chào đời tại bằng phương pháp IFV tại trung tâm của ông. Luật sư của gia đình ông Karbaat nói không có bằng chứng nào hỗ trợ cho các cáo buộc này, nhưng tòa án Hà Lan đã chấp nhận yêu cầu từ các gia đình muốn tiến hành xét nghiệm ADN trên các vật dụng lấy ở nhà ông do ông Karbaat đã qua đời ở tuổi 89 hồi tháng 4 vừa qua.

Trung tâm điều trị hiếm muộn ở Bijdorp, nơi giám đốc Jan Karbaat bị cáo buộc dùng chính tinh trùng của mình để thụ tinh trong ống nghiệm cho khoảng 60 trường hợp - ẢNH: AD.NL

Ông Jan Karbaat từng làm việc cho bệnh viện Zuider – nay là bệnh viện Maasstad – cho đến năm 1979 thì nghỉ việc do tranh cãi với đồng nghiệp. Một năm sau, ông Jan Karbaat mở và điều hành một ngân hàng tinh trùng ở Bijdorp, gần Rotterdam. Ông Jan Karbaat ngày càng trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muốn. Ước tính có khoảng 10.000 trẻ em được thụ tinh tại trung tâm của ông. Ông Jan Karbaat tự coi mình là “nhà tiên phong trong lĩnh vực thụ tinh nhân tạo”.

Thế nhưng đến năm 2009 thì trung tâm của ông Jan Karbaat bị buộc phải đóng cửa do không đáp ứng được những tiêu chuẩn về lưu trữ dữ liệu. Những lời đồn đại về các việc làm không đúng quy trình của trung tâm bắt đầu lan truyền khi xét nghiệm di truyền của hai đứa trẻ được thụ tinh tại trung tâm cho thấy chúng chỉ anh chị em ruột cùng mẹ, chứ không phải là anh chị em ruột cùng cha cùng mẹ như mẹ chúng được trung tâm thông báo.

Và theo kết luận của ủy ban chính phủ đưa ra hồi năm 2015, trung tâm của ông Jan Karbaat bị đóng cửa không chỉ là do quy trình lưu trữ dữ liệu quá kém, mà còn giả mạo danh sách người hiến tinh trùng, số lượng hiến tặng tinh trùng của những người hiến tặng vượt qua 6 lần theo quy định…

Chẳng bao lâu sau đó, một số gia đình tiến hành thủ tục kiện ông Jan Karbaat, nhưng ông đã qua đời trước khi vụ kiện được đưa ra xét xử. Thế nên, luật sư đại diện của 22 gia đình đã yêu cầu tòa cho phép tiến hành lấy mẫu ADN của ông Karbaat trên các vật dụng lấy từ nhà ông Karbaat như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…

Yêu cầu này đã được Tòa án Rotterdam chấp thuận, tuy nhiên, mẫu ADN của ông Karbaat sẽ được giữ kín cho đến khi một phiên tòa khác quyết định là có được dùng nó để so sánh với mẫu ADN của những đứa trẻ nguyên đơn hay không.

Tiến sĩ Moniek Wassennar tin rằng ông Jan Karbaat là người cha sinh học của mình và mong được sớm có sự xác nhận từ kết quả xét nghiệm ADN - ẢNH: AD.NL

Một trong những người ra đời từ phương pháp thụ tinh tại trung tâm của ông Jan Karbatt là Tiến sĩ Moniek Wassenaar, chuyên gia tâm thần 36 tuổi, đã nghi ngờ về mối quan hệ huyết thống của mình với ông giám đốc trung tâm từ nhiều năm trước, khi một người giấu mặt chỉ ra sự giống nhau giữa họ sau khi nhìn thấy hình cô in trên bài báo viết về mong muốn tìm kiếm người cha sinh học của mình.

Cô Wassenaar cho biết đã tìm gặp ông Jan Karbaat – lúc đó khoảng 85 tuổi – và cuộc gặp diễn ra khá thân mật. Trong buổi gặp gỡ đó, ông Jan Karbaat thừa nhận ông có thể là người cha sinh học của cô sau khi đề nghị cho xem đôi tay của cô.

Cô Wassenaar và ông Karbaat có nhiều điểm giống nhau như đôi tay lớn, miệng rộng, trán cao và xương gò má cao. Lúc đó, cô Wassenaar có đề nghị ông Karbaat xét nghiệm ADN, nhưng ông đã từ chối, và cô quyết định không truy cứu tiếp.

Tuy nhiên, suy nghĩ của cô Wassenaar về chuyện này thay đổi khi cô biết rằng có nhiều người khác đang cố điều tra xem liệu ông Karbaat có phải là người cha sinh học của họ hay không. Cô thừa nhận sự thật là điều rất quan trọng đối với mình: “Tôi nghĩ tôi là con của ông ấy, và tôi hy vọng sẽ có được sự xác nhận”.

HOÀNG ANH

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Lan: Bác sĩ dùng tinh trùng của chính mình trong thụ tinh cho bệnh nhân