Sau 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, đến sáng nay (17.2) các chợ dân sinh, đầu mối trên địa bàn Hà Nội đã hoạt động trở lại với nguồn cung dồi dào, giá một số mặt hàng tăng nhẹ.

Hà Nội sau Tết: Giá thực phẩm tăng nhẹ, nguồn cung dồi dào

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 17/02/2021, 10:51

Sau 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, đến sáng nay (17.2) các chợ dân sinh, đầu mối trên địa bàn Hà Nội đã hoạt động trở lại với nguồn cung dồi dào, giá một số mặt hàng tăng nhẹ.

Theo ghi nhận của PV Một Thế Giới sáng mùng 6 Tết Tân Sửu (ngày 17.2) tại các chợ truyền thống lớn trên địa bàn Hà Nội như: chợ Xanh Định Công, chợ Trần Điền, chợ Ngã Tư Sở, chợ Láng Hạ... nhiều tiểu thương đã mở bán hàng trở lại. Hàng mở bán và lượng khách mua hàng chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng chính như rau củ quả, thịt lợn và thực phẩm tươi sống.

Nhìn chung, nguồn cung và giá cả các mặt hàng ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giá một số hàng hóa thiết yếu có tăng nhẹ tập trung vào hàng thực phẩm tươi sống như: rau xanh, thịt bò, thủy hải sản... tăng khoảng 10 - 15%.

anh-dai-dien(1).png
Nguồn cung thực phẩm sau Tết dồi dào, giá một số mặt hàng tăng nhẹ - Ảnh: T.N

Ví dụ, cải bắp giá 10.000 đồng/kg, su hào 5.000 đồng/củ, xà lách 15.000 - 20.000 đồng/kg, súp lơ giá 10.000 đồng/cây và 15.000 đồng/cây to, các loại rau dao động từ 6.000 - 10.000 đồng/mớ, khoai tây, cà chua... có giá từ 10.000 - 20.000 đồng/kg...

Về mặt hàng tươi sống, giá thịt bò cũng tăng nhẹ, dao động từ 250.000 - 350.000 đồng/kg, cá chép, cá trắm khoảng 65.000 - 85.000 đồng/kg tùy loại, gà ta giá 160.000 đồng/kg, tôm 330.000 đồng/kg...

Riêng mặt hàng thịt lợn, mức giá được cho là giữ giá ổn định trước, trong và sau Tết, hiện ở mức 130.000 - 200.000 đồng/kg, tùy loại. Giá thịt lợn hơi trên cả nước đang dao động từ 76.000 - 80.000 đồng/kg.

Hiện tình hình mua bán tại các chợ khá nhộn nhịp, lượng người bán và người mua tăng nhiều so với hôm qua (mùng 5 Tết) do chợ chính đã mở cửa. Tuy nhiên, sức mua của người dân sáng nay vẫn chỉ bằng 2/3 so với ngày thường, do trước Tết người ta đã mua sắm tích trữ nhiều thực phẩm và tâm lý e dè trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu mua sắm không cao.

Trong khi đó, nhằm đảm bảo nhu cầu bình ổn thị trường tết năm nay trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều siêu thị đã mở bán từ mùng 2 Tết, thậm chí mở xuyên Tết để đáp ứng nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân. Tuy nhiên, sức mua của người tiêu dùng vẫn còn yếu.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên phương thức mua hàng của người tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi. Việc mua bán trực tuyến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhằm tránh đến những nơi đông người, so sánh được giá bán của nhiều nhà cung cấp, mua hàng được từ những khu vực cách xa về địa lý...

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, lãnh đạo TP.Hà Nội cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tăng lượng hàng hóa trong trường hợp có yêu cầu đột xuất hoặc các phương án cung ứng hàng trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại.

Bộ Công Thương cho biết tổng giá trị lượng hàng dự trữ phục vụ Tết của các doanh nghiệp tăng khoảng 10 - 15% so với các tháng bình thường trong năm; lượng hàng dự trữ của các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn tăng khoảng 5 - 10% so với năm trước. Các mặt hàng dự trữ tập trung chủ yếu vào một số hàng thiết yếu như: thực phẩm tươi sống, trứng gia cầm, gạo, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, xăng dầu...

Giá bán hàng bình ổn được các doanh nghiệp cam kết giữ ổn định trong thời gian trước, trong và sau Tết và được niêm yết giá công khai.

Bài liên quan
Tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Tết
Bộ NN&PTNN yêu cầu đẩy mạnh truyền thông quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xác nhận cho người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội sau Tết: Giá thực phẩm tăng nhẹ, nguồn cung dồi dào