Các nhà kinh tế cảnh báo rằng châu Á sẽ không thoát khỏi sự nguy hiểm nếu Mỹ rơi vào suy thoái, nhưng một số quốc gia Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn những nơi khác.

Hai nước Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất nếu kinh tế Mỹ suy thoái

Sơn Vân | 05/09/2022, 12:25

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng châu Á sẽ không thoát khỏi sự nguy hiểm nếu Mỹ rơi vào suy thoái, nhưng một số quốc gia Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn những nơi khác.

Cuộc giằng co giữa lạm phát và suy thoái ở Mỹ tiếp tục khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ vững lập trường diều hâu về việc tăng lãi suất.

Mỹ đã liên tiếp báo cáo tăng trưởng âm trong hai quý đầu năm 2022, điều mà một số người coi là suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên có rất ít sự nhất trí về thời điểm Mỹ có thể xảy ra cuộc suy thoái toàn diện.

Các nhà kinh tế nói với trang CNBC rằng Singapore và Thái Lan rất có thể sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên nếu Mỹ rơi vào suy thoái.

Singapore

Chua Hak Bin, nhà kinh tế cấp cao của Maybank (ngân hàng toàn cầu của Malaysia), nói Singapore “dễ bị tổn thương hơn” trước cuộc suy thoái của Mỹ so với các nước khác trong khu vực vì nước này “rất, rất phụ thuộc vào Mỹ”.

Tôi nghĩ rằng Singapore sẽ là nước đầu tiên”, Chua Hak Bin nói khi được hỏi nền kinh tế nào ở Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên nếu Mỹ rơi vào suy thoái. Lý do vì Singapore phụ thuộc vào xuất khẩu cùng nền kinh tế nhỏ và mở của nó, Chua Hak Bin nói.

Selina Ling, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng OCBC, đồng ý với phân tích đó.

Thoạt nhìn, tôi sẽ nghi ngờ các nền kinh tế châu Á cởi mở hơn và phụ thuộc vào thương mại như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và có thể Thái Lan sẽ là đối tượng bị nghi ngờ”, bà nói.

2-nuoc-dong-nam-a-de-bi-ton-thuong-nhat-neu-kinh-te-my-suy-thoai.jpg
Chuyên gia Chua Hak Bin của Maybank nói Singapore là nước dễ bị tổn thương nhất và sẽ là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng nếu Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế

1. Kết nối với nhau

Trong báo cáo cuối tháng 8, Maybank cho biết tăng trưởng GDP của Singapore “tương quan hơn trong lịch sử” với các chu kỳ kinh doanh của Mỹ do nền kinh tế định hướng xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á.

Singapore không có nhiều thị trường nội địa và phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ thương mại để tăng trưởng kinh tế, Chua Hak Bin giải thích. Điều này bao gồm cả hoạt động vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa.

Tỷ lệ thương mại trên GDP của Singapore cho năm 2021 là 338%, theo Ngân hàng Thế giới. Tỷ lệ thương mại trên GDP là chỉ số cho thấy mức độ mở của một nền kinh tế với thương mại quốc tế.

Chua Hak Bin nói: “Tương quan và sự phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài của Singapore là rất cao”. Ông nói thêm, nếu Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái thì “sự phụ thuộc và quan hệ nhân quả” đó sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế định hướng xuất khẩu hơn.

Irvin Seah, chuyên gia kinh tế cấp cao của DBS Group Research, nói với CNBC rằng Singapore rất kết nối với phần còn lại của thế giới và sự náo loạn ở bất kỳ quốc gia nào chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa khắp thành phố.

Tuy nhiên, ông không cho rằng Singapore sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm sau.

Báo cáo của Maybank cho biết nếu Mỹ rơi vào suy thoái thì suy thoái "có thể sẽ nông hơn là sâu".

Tuy nhiên, Chua Hak Bin nói Mỹ có thể phải đối mặt với cuộc suy thoái kéo dài và việc Singapore có đối mặt cuộc suy thoái kéo dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc sớm mở cửa trở lại không vì đây là đối tác thương mại lớn nhất của họ.

2. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu

Singapore là nước xuất khẩu lớn máy móc và thiết bị điện, nhưng sản lượng tại cụm điện tử của nước này đã giảm 6,4% trong tháng 7 so với năm ngoái, theo dữ liệu từ Ủy ban Phát triển Kinh tế.

Sản lượng trong lĩnh vực bán dẫn giảm 4,1%, trong khi các phân khúc linh kiện và mô đun điện tử khác giảm 19,7% do “đơn đặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc giảm”, theo EDB, cơ quan chính phủ thuộc Bộ thương mại và công nghiệp Singapore.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhiều nước ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)… Nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc đang rất khủng khiếp. Vì phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, Singapore sẽ cảm nhận được điều đó”, Chua Hak Bin nói.

3. Du lịch

Các nhà kinh tế cho biết chính sách Zero COVID của Trung Quốc cũng cản trở sự phục hồi du lịch Singapore kể từ sau đại dịch.

Trước đại dịch, khoảng 3,6 triệu cư dân Trung Quốc đã đến Singapore vào năm 2019, chiếm 13% tổng số du khách, theo dữ liệu từ hội đồng du lịch nước này. Tuy nhiên chỉ có 88.000 du khách Trung Quốc đến Singapore trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12.2021.

Chua Hak Bin cho biết: “Khách du lịch Trung Quốc vẫn vắng bóng".

Irvin Seah nói ông không "giảm khả năng" rằng Singapore sẽ trải qua ít nhất một quý tăng trưởng âm. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế đang bình thường hóa cho đất nước này, ông nói thêm.

Irvin Seah nói: “Chúng ta ngày nay chắc chắn mạnh hơn nhiều so với trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

Thái Lan

Các nhà kinh tế dự đoán Thái Lan cũng là một trong những nước đầu tiên bị ảnh hưởng nếu Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế.

1. Du lịch

Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào du lịch để tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu cho khách du lịch chiếm khoảng 11% GDP của Thái Lan vào năm 2019 trước đại dịch. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, nước này đã đón gần 40 triệu du khách trong năm đó và tạo ra doanh thu hơn 60 tỉ USD.

Chỉ có khoảng 428.000 lượt du khách nước ngoài đến vào năm 2021 và nền kinh tế Thái Lan chỉ tăng trưởng 1,5% - một trong những mức chậm nhất ở Đông Nam Á, theo hãng tin Reuters.

Theo Chua Hak Bin, Thái Lan có thể rơi vào tình trạng suy thoái sau Singapore. Tuy nhiên, thời điểm mở cửa trở lại của Trung Quốc có thể xác định xem nền kinh tế Thái Lan có “hoạt động hiệu quả lại không”, ông nói thêm.

Nhiều du khách Trung Quốc không quay trở lại Thái Lan khiến nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á rơi vào “tình trạng thậm chí còn bấp bênh hơn”, Irvin Seah cho biết.

Chừng nào du khách Trung Quốc không quay trở lại, Thái Lan sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Tăng trưởng yếu, lạm phát cao và đồng baht Thái đang chịu áp lực", Irvin Seah nói thêm.

Đồng baht của Thái Lan đang dao động ở mức khoảng 36 baht/USD và giảm 20% so với ba năm trước, trước đại dịch.

2. Áp lực lạm phát

Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan đạt mức cao nhất trong 14 năm là 7,66% vào tháng 6, theo dữ liệu của Refinitiv.

Refinitiv là nhà cung cấp toàn cầu của Mỹ-Anh về cơ sở hạ tầng và dữ liệu thị trường tài chính.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan mới chỉ tăng lãi suất một lần kể từ năm 2018.

Lạm phát toàn phần ở Thái Lan rất cao, nhưng lạm phát cơ bản không cao bằng, bởi mối tương quan là không cao. Tất nhiên, tốc độ tăng trưởng đã yếu hơn rất nhiều, vì vậy họ không cảm thấy khẩn cấp phải thắt chặt mạnh mẽ như vậy”, Chua Hak Bin lý giải.

Ông chỉ ra rằng Indonesia và Philippines có thể sẽ ít bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái tiềm tàng từ Mỹ do “nền kinh tế định hướng trong nước của họ”.

Báo cáo của Maybank cho biết: “Indonesia và Philippines đã được bảo vệ hơn khỏi nhu cầu bên ngoài chậm lại và suy thoái của Mỹ, với cả hai nền kinh tế tiếp tục mở rộng kể cả trong giai đoạn 2008/09 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP ở Indonesia và Philippines cao hơn so với Singapore và Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

Bài liên quan
Nắng nóng như thiêu đốt tại Đông Nam Á: Nhiều nơi đóng cửa trường học
Nắng nóng cực đoan đang thiêu đốt nhiều vùng ở Nam Á và Đông Nam Á trong tuần này, khiến cuộc sống của người dân ở đây đang trở nên khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai nước Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất nếu kinh tế Mỹ suy thoái