Tạp chí Nhật The Diplomat ngày 22.6 đã đăng bài viết giới thiệu về nhóm tác chiến tàu sân bay trong tương lai của quân đội Trung Quốc. Nhóm tác chiến tàu sân bay bao gồm tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm và các loại tàu khác cùng với lực lượng không quân và tên lửa.

Hải quân Trung Quốc xây dựng nhóm tác chiến tàu sân bay thế nào?

Cẩm Bình | 24/06/2016, 07:11

Tạp chí Nhật The Diplomat ngày 22.6 đã đăng bài viết giới thiệu về nhóm tác chiến tàu sân bay trong tương lai của quân đội Trung Quốc. Nhóm tác chiến tàu sân bay bao gồm tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm và các loại tàu khác cùng với lực lượng không quân và tên lửa.

Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 22.6 nhận định từChiến tranh thế giới thứ hai, công tácxây dựng tàu sân bay và đội ngũ đi kèm đã trở thành điều thiết yếu phải làm của các cường quốc hàng hải. Trung Quốc, một quốc gia đang trỗi dậy, cũng đang trong quá trình xây dựng đội tàu sân bay riêng.

Trong bất kỳ cuộc chiến trên biển nàocó khả năng xảy ra trong tương lai, công nghệ, khoảng cách và các phương tiện bay không người lái (UAV) sẽ đóng vai trò quyết định. Đây cũng chính là những lĩnh vực Trung Quốc đangtập trung phát triển.

Tuy nhiên, trước mắt thì Trung Quốc sẽ không thể nào bỏ qua kế hoạchxây dựng đội ngũ tàu sân bay để tiến đếnxây dựng lực lượng các thiết bị chiến đấu không người lái.

Tàu sân bay

Liêu NinhCV-16 (lớp Kuznetsov):Tàu được ra mắt năm 2012, là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Do khả năng kém xa cáctàu sân bay lớp Nimitz (biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ) nên tàu sân bay Liêu Ninhchỉ có giá trị về mặt nghiên cứu và huấn luyện nhằm giúp quân đội Trung Quốccó thể xây dựng các tàu sân bay trong tương lai.

Liêu Ninh CV-16 (lớp Kuznetsov)

Type 001A: Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc thiếtkếvà đang được đóng ở thành phố Đại Liên (Liêu Ninh). Tàu chỉ sử dụng động cơ thông thường, có khả năng chiến đấu cao hơn các tàu sân bay trực thăng của Nhật.

Type 001A

Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, nước này đang sản xuất một tàu sân bay nội địa thứ hai có động cơ hạt nhân.

Tàu khu trục

Lữ DươngIII (DDG, loại 052D):Tàuđược đưa vào sử dụng vào năm 2015 vàlà tàu khu trục hiện đại nhất của Trung Quốc. Tàu được trang bị hai hệ thống tên lửa, một là biến thể có thể mở rộng tầm bắn của tên lửaHHQ-9 SAM, hai là tên lửa hành trình chống hạm YJ-18 có thể phóng thẳng đứng, đạttầm bắn 290 hải lý.

Lữ DươngII (052C):Tàu được trang bị hệ thống tên lửaHHQ-9 SAM có tầm bắn 55 hải lý, hệ thống quản lý chiến đấu hiện đại và các cảm biến phát hiện máy bay như radar siêu âm tổ hợp pha Sea Eagle (Đại bàng biển) hay Dragon Eye (Mắt rồng). Ngoài ra, tàu Lữ DươngII còn có thể tích hợp thêm biến thể của hệ thống tên lửa YJ-83 (loại C802 và C802A, tầm bắn 100 hải lý) hay hệ thống YJ-62 ASCM (loại C602, tầm bắn 150 hải lý hoặc rộng hơn).

Lữ Dương II (052C)

Lữ DươngI DDG (052B) TTàu khu trục Lữ Dươngđời cũ chỉ được trang bị hệ thống tên lửa YJ-83 ASCM.

Lữ Dương I DDG (052B)

Lữ Đại(DD,051):Tàu khu trục đầu tiên được Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên đã lỗi thời và được thay thế bằng các tàu khu trục ra đời sau.

Lữ Đại (DD,051)

Tàu ngầm

Tàu ngầm Trung Quốc được thiết kế nhằmtiêu diệt các tàu hoạt động trên mặt biển, chủ yếu hoạt động trêncác tuyến đường vận tải giao thương trong vùng biển khu vực (SLOC). Tàu ngầmđược trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm (ASCM) nhưng không có thiết bị định vị thủy âm gắn trên cáp kéo rê phía sau tàu (towed array)

Tàu ngầm tấn công lớp Nguyên(SSP, 039A):Tàu ngầm lớp Nguyênlà tàu ngầm tấn công động cơ thường chạy bằng dầu diesel hiện đại nhất. Tàu được trang bị hệ thống tên lửa YJ-18 ASCM mới, có tầm bắn rộng hơn YJ-82, loại tên lửa diệt hạm có thể bắn từ dưới nước đầu tiên của Trung Quốc. Tính đến năm 2015, quân đội Trung Quốcđã có 12 tàu ngầm lớp này đang hoạt động và 8 tàu ngầm sắp được sản xuất.

Tàu ngầm tấn công lớp Tống(039):Đâycũng là tàu ngầm chạy bằng diesel, phiên bản gốc chỉ được trang bị YJ-82 nhưng các phiên bản mới đã được tích hợp YJ-18.

Tàu ngầm lớp Minh(SS, 035):Tàu ngầm được sản xuất dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Romeo của LiênXô trước đây(hay còn gọi là tàu ngầm Proyekta 633). Tàu ngầm lớp Minhkhông được trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm.

Tàu ngầm tấn công lớp Kiko:Đâylà tàu có động cơ chạy bằng điện và cả diesel do Nga sản xuất. Hiện có 4/12 chiếc Trung Quốc đang sở hữu có thể tích hợp hệ thống tên lửa diệt hạm SS-N-27 đạttầm bắn khoảng 120 hải lý.

Tàu ngầm tấn công lớp Thương(SSN, 093):Tàu ngầm tấn công dùng động cơ hạt nhân lớp Thươngđược sản xuất để thay thế tàu ngầm lớp Hánđã cũ kĩ. Hiện nay, hai tàu ngầm lớp này đều được trang bị hệ thống YJ-18, bốn tàu mới đang được đóng.

Tàu ngầm tấn công 095 (SSN): Tàu chạy bằng động cơ hạt nhân này là thế hệ sau của tàu ngầm SSN,. Độồn khi hoạt động được giảm thiểu và hỏa lực cũng đã được nâng cao.

Tàu ngầm tấn công lớp Tấn(SSBN, 094):Đâylà tàu ngầm động cơ hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Hiện Trung Quốc có ba tàu ngầm lớp Tấnđang hoạt động. Tàu ngầm có thể được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm JL-1 hoặc JL-2, bản nâng cấp tăng tầm bắn lên gấp 3 lần JL-1. Sắp tới, Trung Quốc có thể sẽ đóng thêm nămtàu ngầm lớp này.

Tàu khu trục loại nhỏ:

Giang KhảiII (FFG, 054A):Tàu khu trục nàyđược trang bị hệ thống tên lửa dẫn đường đất đối không HHQ-16 SAM tầm bắn 20-40 km.

Giang Đảo(FFL, 056):Tàu hộ vệ lớpGiang Đảođược sản xuất từ năm 2012. Mỗi tàu được trang bị bốntên lửa diệt hạm thuộc dòng YJ-83. Các tàu này được dùng cho mục đích tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc tuyên bố, trong đó có biển Đông và biển Hoa Đông, nhưng không phù hợp cho hoạt động tại các vùng biển xa hơn. Hiện Trung Quốc đang có 20 tàu loại này và đang có ý định sản xuất từ 30-60 chiếc để thay thế cáctàu Giang HồI FF (053H) đã lỗi thời.

Các loại tàu khác:

Tàu trang bị ngư lôi lớpHồ Bắc(PTG, 022):Với thiết kế thân đôi rẽ sóng có thể chạy ở tốc độ cao, được trang bị động cơ phản lực hơi nước, hệ thống tên lửa diệt hạm dòng YJ-83, tàu Hồ Bắcthích hợp dùng để bảo vệ bờ biển và chống xâm nhập vùng đệm.

Tàu vận tải đổ bộ lớp Ngọc Chiêu(LPD, 071):Tàu có thể vận chuyển bốntàu vận chuyển đệm khí, bốnmáy bay trực thăng hoặc nhiều hơn, xe chở quân và binh lính. HiệnTrung Quốc có bốntàu loại này.

Ngoài ra, Trung Quốc còn dự kiến đóng một tàu đổ bộ tấn công lớn hơn có cả một boong riêng cho trực thăng.

Tàu đổ bộ xe tăng lớp Du ĐìnhII (LST, 072II):Quân đội Trung Quốcđang đóng một sốít tàu Du ĐìnhII để thay thế số tàu lớp Ngọc Khangcũ.

Tàu bệnh viện lớpAn Nguy (920):Trung Quốc thường sử dụng tàu này cho các hoạt động cứu hộ hoặc trợ giúp cứu hộ cho các hoạt động nhân đạo.

Tàu cứu hộ tàu ngầm Đả Lao (ASR):Thuộc loại tàu hỗ trợ, tàu còn mang được thêm một tàu lặn LR-7.

Tàu cứu hộ nhanh Đại Tam (ARS):Được thiết kế dạng thuyền ba thân.

Tàu điều khiển và theo dõi vệ tinh và việc phóng tên lửa Viễn vọng 5 và Viễn vọng 6:Được dùng trong các chương trình không gian.

Tàu hỗ trợ Đại Quan (AG):Tàulàm công tác hỗ trợ tàu sân bay Liêu Ninhtrong neo đậu và hậu cần.

Tàu giám sát điện tử Đông Điều (AG, 815):Năm 2015, Trung Quốc đã có 4 tàu Đông Điều, một trong số đó đã được Trung Quốc cử đi tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC năm 2014.

Máy bay:

J-15 Thẩm Dương (Flying Shark):Được thiết kế tương tự như Su-32 Flanker D của Nga. Trung đoàn không quân số 1 của Trung Quốc sẽ được trang bị máy bay này. Mỗi chiếc được trang bị tên lửa không đối không PL-8 và PL-12.

Z-9C Cáp Nhĩ Tân (Dolphin):Được đưa vào sử dụng từ năm 2000, Z-9C có thể được triển khai từ bất cứ thiết bị chiến đấu có chỗ đậu máy bay trực thăng nào. Máy bay này có thể được dùng trong hoạt động chống tàu ngầm. Z-9D, bản nâng cấp của Z-9C, có thể được trang bị thêm tên lửa diệt hạm.

Z-8 Xương Hà:Máy bay hạng trung được sản xuất bởi công ty Pháp Super Frelon. Z-8 có thể được dùng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau, đặc biệt là tìm kiếm và cứu hộ, chuyển quân, hỗ trợ hậu cần. Tuy nhiên, kích thước của Z-8 khiến máy bay này khó được sử dụng trên tàu sân bayLiêu Ninh. Biến thể Z-18 được dùng trong nhiệm vụ kiểm soát và cảnh báo sớm.

Ka-28 Helix:Phiên bản xuất khẩu máy bay Ka-27 của Nga.

J-8F Thẩm Dương:Đâylà bản nâng cấp của J-8B/D, được trang bị tên lửa không đối không dùng radar dẫn đường, hệ thống điện tử được nâng cấp và động cơ cũng đã được cải tiến.

J-10A (Firebird):Là máy bay thế hệ thứ 4 được Trung Quốc sản xuất và là một trong những máy bay hiện đại nhất trong khu vũ khí của nước này. J-10 được trang bị hệ thống radar tiên tiến, buồng lái bằng kính, tên lửa không đối không PL-8 và PL-12.

Y-8 Mask:Là phiên bản Trung Quốc của máy bay An-12 Cub, quân độiđã dùng nhiều biến thể của Y-8 cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Y-9:Máy bay diệt hạm đặc biệt đang được Trung Quốc phát triển

BZK-05 Cáp Nhĩ Tân:Có thời gian bay dài và khả năng bay tốc độ chậm để duy trì tình trạng cảnh giác cao trên biển.

S-100:Là máy bay không người lái được sản xuất bởi Áo. Quân độicó thể sẽ sản xuất ra nhiều biến thể của máy bay này trong tương lai.

Đông Phong-21D:Tên lửa đạn đạo diệt hạm được mệnh danh là “sát thủ tàu chiến”, tầm bắn vượt trên 810 km,đủ khả năng ngăn chặn bất kỳđối tượng nào xâm nhập vào vùng biển gần Trung Quốc.

Cẩm Bình
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân Trung Quốc xây dựng nhóm tác chiến tàu sân bay thế nào?