Trong năm 2017, Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được ưu tiên tập trung thiết lập nền tảng, tích hợp dữ liệu và triển khai thử nghiệm trên 2 lĩnh vực nông nghiệp và y tế ở một số địa bàn. Theo kế hoạch, năm 2018, Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được mở rộng ra mọi lĩnh vực ở các địa phương với ứng dụng đa dạng trên nhiều phương tiện khác nhau…

Hệ tri thức Việt số hóa - Tri thức của người Việt, cho người Việt

Thu Anh | 07/07/2017, 14:08

Trong năm 2017, Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được ưu tiên tập trung thiết lập nền tảng, tích hợp dữ liệu và triển khai thử nghiệm trên 2 lĩnh vực nông nghiệp và y tế ở một số địa bàn. Theo kế hoạch, năm 2018, Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được mở rộng ra mọi lĩnh vực ở các địa phương với ứng dụng đa dạng trên nhiều phương tiện khác nhau…

Ngày 7.7, Bộ KH&CN đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý 2 tại Trụ sở Bộ KH&CN.Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ trong quý 2/2017.Theo đó, Thứ trưởng cho biết trong quý 2/2017, Bộ KH&CN đã triển khai những công tác xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật KHCN có hiệu lực như Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Nghị định 43 về Nhãn hiệu hàng hóa, Nghị định 74 quy định về Cơ chế chính sách đặc thù cho Khu CNC Hòa Lạc…

Hệ tri thức Việt số hóa: Tạo nội dung từ cộng đồng.

Đặc biệt, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cũng nhấn mạnh tới đề án Hệ tri thức Việt số hóa. Theo Thứ trưởng, trong thời kỳ thông tin khổng lồ như ngày nay, việc tra cứu diễn ra dễ dàng nhưng độ tin cậy khó kiểm soát. Việc Chính phủ phê duyệt đềán Hệ tri thức Việt số hóa nhằm giúp cho người dân Việt Nam tiếp cận với tri thức khoa học nhưng ở độ tin cậy cao hơn. Việc ngày càng nhiều người dân sử dụng điện thoại thông minh sẽ lập nên một dữ liệu khổng lồ, đặt ra câu hỏi để lấy sự quan tâm liên quan, các chuyên gia giải đáp câu hỏi và lập nên những bộ dữ liệu khổng lồ trả lời cho câu hỏi đó.

Giải thích thêm cho đề án này, theo ông Lê Xuân Định - Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, mục tiêu của đề án là tạo lập hệ tri thức của người Việt, cho người Việt và làm nền tảng cho sức sáng tạo của người dân, tạo khả năng làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ trong mọi lĩnh vực.

“Tháng 7 này, trong kế hoạch của đề án sẽ thiết lập nhóm doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực CNTT và những lĩnh vực khác nhằm tạo nền tảng tích hợp, lưu trữ, hỗ trợ trong việc truyền bá và phổ biến tri thức KHCN. Trong tháng 8, nhóm doanh nghiệp nòng cốt phải thiết lập được quy định, quy chế về phối hợp kiến tạo nền tảng thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, các startup có thể xây dựng các ứng dụng trên nền tảng dữ liệu này”, ông Định nhấn mạnh.

Cũng theo chia sẻ của Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia tại họp báo, vào ngày 7.9 sẽ diễn ra lễ khởi động chính thức của đề án Hệ tri thức Việt số hóa trên quy mô toàn quốc. Trong năm 2017, Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được ưu tiên tập trung thiết lập nền tảng, tích hợp dữ liệu và triển khai thử nghiệm trên 2 lĩnh vựcnông nghiệp và y tế ở một số địa bàn. Theo kế hoạch, năm 2018, Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được mở rộng ra mọi lĩnh vực ở các địa phương với ứng dụng đa dạng trên nhiều phương tiện khác nhau…

Được biết, hiện đề án đã có những nhóm triển khai các công nghệ nền tảng để xây dựng nội dung của Hệ tri thức Việt số hóa. Đặc trưng của Hệ tri thức Việt số hóa là mọi người dân vừa tham gia, vừa khai thác, vừa là người làm giàu… tạo nội dung từ cộng đồng.

Trung tâm KH&CN hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động trước năm 2025

Ngoài ra, trong buổi họp báo, ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam cũng nói rõ hơn về Bản ghi nhớ giữa Bộ KH&CN kýkết với Tập đoàn Rosatom (Liên Bang Nga) về Kế hoạch hợp tác triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

Ông Thành nhấn mạnh: “Trong dự án điện hạt nhân, công nghệ đã được chuẩn hóa nhưng khó nhất chính là việc xây dựng, thiết kế lò hạt nhân để sử dụng được lâu dài, cấu hình phải đạt được mục tiêu nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ cho phát triển kinh tế. Trước năm 2025 sẽ tiến hành đưa vào hoạt động”.

Liên quan tới việc Bộ KH&CN tiến hành Cuộc thanh tra chuyên đề năm 2017 về việc Chấp hành quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ trên toàn quốc sẽ diễn ra trong hai tháng 7 và 8.2017, ông Trương Hồng Dương - Chánh thanh tra Bộ cho biết công tác thanh tra chuyên đề lần này đã chọn đúng điểm nóng, gắn với ứng dụng bức xạ hạt nhân trong đời sống.

Theo thông tin của Bộ KH&CN, tính đến cuối năm 2016, trên toàn quốc có 1.121 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ (NPX) với tổng số 3.932 nguồn. Trong các năm 2015, 2016, trung bình mỗi năm, cơ quan thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) thanh tra được 120 cơ sở, chiếm tỉ lệ 10,7 % tổng số cơ sở sử dụng NPX trong cả nước.

Tuy nhiên, Chánh thanh tra Bộ cho biết Bộ không tham gia trực tiếp mà phối hợp với Cục An toàn bức xạ hạt nhân hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ khi cần thiết. Hiện nay, các địa phương đã và đang kiểm tra trên diện rộng trong 63 tỉnh thành.

Thu Anh
Bài liên quan
Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam tại TP.HCM: Góp phần mở cửa tri thức
Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam tại TP.HCM năm 2024 với các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hệ tri thức Việt số hóa - Tri thức của người Việt, cho người Việt