Với hàng chục nghìn bộ váy chưa bán còn trong kho, Huang Weijie biết rằng ông phải tìm cách nếu muốn sống sót qua thời kỳ kinh tế suy thoái.

Hết vốn và đơn hàng, nhà sản xuất Trung Quốc phải mở tiệm hàng rong

22/07/2020, 09:14

Với hàng chục nghìn bộ váy chưa bán còn trong kho, Huang Weijie biết rằng ông phải tìm cách nếu muốn sống sót qua thời kỳ kinh tế suy thoái.

Chủ xưởng may mặc Huang Weijie đem hàng đi bán khắp nơi – Ảnh: SCMP

Huang quyết định đem sản phẩm bày bán ngoài đường phố. Hóa ra không ít nhà sản xuất quy mô khác cũng có ý tưởng tương tự.

Những tiệm hàng rong cho đến nay vẫn không được chính quyền nhiều thành phố xem trọng vì họ nỗ lực cải thiện cảnh quan đô thị bằng tòa nhà chọc trời, quảng trường và khu phố cổ phục dựng. Hơn nữa phần lớn tiệm hàng rong cùng người bán đều hoạt động không phép nên bị xem là cách trốn đóng thuế lẫn tiền thuê nhà.

Thế rồi giới chức Trung Quốc bắt đầu đổi thái độ khi việc làm thay thế tăng trưởng trở thành ưu tiên kinh tế mới năm 2020. Trong chuyến thị sát thành phố Yên Đài thuộc tỉnh Sơn Đông, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh hàng rong cùng cửa hàng nhỏ là nguồn việc làm quan trọng không thể thiếu của cuộc sống người dân. Ông còn khen ngợi thành phố Thành Đô (Tứ Xuyên) đã tạo ra 100.000 việc làm bằng cách cho phép 36.000 quán hàng rong hoạt động.

Đây là tin vui đối với Huang Weijie – ông chủ 44 tuổi sở hữu một xưởng may mặc đang gặp khó khăn ở tỉnh Quảng Đông.

Cho đến đầu năm nay hàng rong vẫn là sinh kế của người thu nhập thấy hoặc thất nghiệp. Nhưng vì dịch bệnh khiến doanh thu trong nước lẫn đơn hàng nước ngoài giảm mạnh, hàng loạt nhà sản xuất quy mô nhỏ như xưởng ông Huang cũng phải tìm đến phương thức này để sống sót.

“Tôi đã nghĩ đến chuyện đóng cửa xưởng. Tuy nhiên sự ủng hộ dành cho “kinh tế hàng rong” của Thủ tướng Lý đã khuyến khích tôi làm thử”, Huang cho biết. Ông đi đến những điểm bán hàng rong trên khắp vùng châu thổ Châu Giang bằng ô tô, xe chất đầy quần áo.

Huang thuê sạp ở nhiều khu phố trong thành phố sầm uất Quảng Châu, sau đó lần lượt đi sang Phật Sơn, Đông Quản, Trung Sơn. Rất khó để buôn bán tại khu trung tâm thương mại của thành phố lớn như Quảng Châu, Thẩm Quyến, Đông Quản mà chỉ có thể tiếp cận vùng ven hoặc thị trấn nhỏ quanh nhà máy/ khu công nghiệp.

Trong tình hình kinh tế hiện tại, Huang còn một lượng lớn trang phục không bán được. Ban đầu ông thử đem hàng đến bán ở cửa hàng bán sỉ lẫn bán lẻ nhưng hiệu quả chẳng bao nhiêu. Lúc nghe thấy Thủ tướng Lý ủng hộ “kinh tế hàng rong” thì ông quyết định thử sức nhằm kiếm tiền khôi phục hoạt động xưởng may (thay vì đóng cửa).

Hoàn cảnh của Huang không phải cá biệt. Nhiều nhà sản xuất giày dép, quần áo, linh phụ kiện đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn trầm trọng.

“Mọi người đều mong muốn xuất khẩu hồi phục, nhưng chúng tôi nhận ra rằng đây chỉ là giấc mơ khi số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu liên tục tăng. Trong khi đó chúng tôi không thể trả các khoản thanh toán để duy trì hoạt động, vì vậy mà hết vốn”, theo ông Huang.

Ông Huang bày sạp gần một nhà máy - Ảnh: SCMP

Liang Lu - người đứng đầu một hiệp hội các nhà sản xuất tại Đông Quản - đưa ra một loạt thông tin nhà máy thanh lý hàng tồn kho hoặc đóng cửa.

Ông kể: “Tuần trước có một xưởng sản xuất vớ tìm chúng tôi nhờ giúp đỡ bán 4 triệu đôi vớ. Còn tuần này một xưởng giày nhờ bán hàng chục nghìn đôi tổng giá trị 16 triệu Nhân dân tệ (2,29 triệu USD)”.

Hôm 25.7 hãng giày Lực Đại (Quảng Đông) thông báo chuẩn bị đóng cửa, đẩy 1.200 lao động vào cảnh mất việc. Hoạt động xuất khẩu của công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong tuyên bố gửi nhân viên họ cho biết ban giám đốc không còn cách nào tăng vốn lẫn đơn hàng.

Mở tiệm hàng rong cũng chưa chắc đảm bảo có thể sống sót. Ông Huang đã đi đến nhiều khu công nghệ để bán hàng, nhưng tại đây về đêm lại rất vắng lặng – khác với cảnh công nhân tăng ca đến nửa đêm vài năm về trước.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hết vốn và đơn hàng, nhà sản xuất Trung Quốc phải mở tiệm hàng rong